Quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu quốc hội khóa 15, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tập trung vào 5 bước.

Quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH tập trung vào 5 bước

Lam Thanh | 22/01/2021, 15:24

Quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu quốc hội khóa 15, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tập trung vào 5 bước.

Ngày 22.1, tại Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức Hội nghị trực tuyến Tập huấn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

bau-cu-mttq.jpg
Hội nghị trực tuyến Tập huấn công tác bầu cử

207 đại biểu ở cơ quan Trung ương

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng.

“Thời gian qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và các ban bộ ngành Trung ương đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử để kịp thời triển khai thực hiện trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh và cho biết trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Mặt trận các cấp cần quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu có chất lượng, góp phần vào thành công cuộc bầu cử.

Phó chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho hay đề nghị, để triển khai nhiệm vụ, cần coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Trung ương MTTQVN với Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức thành viên của MTTQVN ở trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan; giữa Ủy ban MTTQ VN các cấp với Ủy ban bầu cử, Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân và các tổ chức thành viên của MTTQ cùng cấp là điều kiện hết sức quan trọng đảm bảo cho Mặt trận hoàn thành trách nhiệm của mình trong cuộc bầu cử.

Bên cạnh đó cần chuẩn bị chu đáo và thực hiện tốt các bước quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, đảm bảo về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND.

“Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đi đôi với phát huy dân chủ trong công tác hiệp thương của Mặt trận; Phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia cuộc bầu cử…”, bà Ánh nói.

Theo đó số lượng đại biểu ở cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%); trong đó MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là 29 đại biểu (5,8%).

Số lượng đại biểu ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%); trong đó Ủy ban MTTQ Việt Nam là 9 đại biểu (1,8%); Công đoàn 6 đại biểu (1,2%); Đoàn Thanh niên 5 đại biểu (1,0%); Hội Phụ nữ 7 đại biểu (1,4%); Hội Nông dân 5 đại biểu (1,0%); Hội Cựu chiến binh 3 đại biểu (0,6%).

Quy trình hiệp thương, ứng cử tập trung vào 5 bước

Phó chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho hay Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 4.2.2021. Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 xong trước ngày 19.3.2021 và Hiệp thương lần thứ 3 xong trước ngày 18.4.2021.

bau-cu-mttq-2.jpg
Phó chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu

Theo ông Dũng, quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu quốc hội khóa 15, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tập trung vào 5 bước sau:

Bước 1: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 3.2 đến ngày 17.2.2021.

Bước 2: Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện thời gian từ ngày 24.2.2021 đến ngày 11.3.2021.

Bước 3: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thoả thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện trong thời gian từ ngày 15.3.2021 đến ngày 19.3.2021.

Bước 4: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện thời gian từ ngày 21.3.2021 đến ngày 13.4.2021.

Bước năm: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tổ chức thời gian từ ngày 14.4.2021 đến ngày 18.4.2021.

Không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền

Phó chủ tịch UBTƯ MTTQ Ngô Sách Thực lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định, hành vi vi phạm pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay, không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan MTTQ Việt Nam các cấp.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát công tác bầu cử theo quy định; tổ chức các đoàn giám sát việc thực hiện công tác bầu cử tại một số địa phương; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử do Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử quốc gia chủ trì.

Chủ tịch UB MTTQ Trần Thanh Mẫn đề nghị, để đảm bảo tiến độ tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 3.2.2021 đến ngày 17.2.2021, Mặt trận các địa phương cần khẩn trương và chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan để hội nghị hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai xong trước ngày 19.3.2021 và Hiệp thương lần thứ ba xong trước ngày 18.4.2021.

“Đặc biệt, chậm nhất là đến 17 giờ ngày 14.3.2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, nơi công tác được diễn ra từ ngày 21.3 đến ngày 13.4.2021.

Chậm nhất là ngày 13.4.2021 phải hoàn thành việc xác minh và trả lời các vụ việc cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Ngày 24.4.2021, phải gửi danh sách người ứng cử tới Hội đồng bầu cử quốc gia và ngày 28.4.2021, Hội đồng bầu cử quốc gia công bố danh sách chính thức ứng cử để ngày 23/5/2021 diễn ra bầu cử toàn quốc đại biểu quốc hội khóa 15 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.”, Ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

“Tôi tin tưởng với kinh nghiệm, sự nhiệt tình trách nhiệm cao của của đội ngũ cán bộ các địa phương, Mặt trận sẽ quyết tâm hoàn thành những nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó, nhiệm vụ đột xuất; đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra nhằm góp phần vào thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa 15 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026” Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nói.

Bài liên quan
Hơn 6.000 chiến sĩ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng
Hơn 6.000 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH tập trung vào 5 bước