Quỹ vắc xin phòng COVID-19 sẽ có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính quỹ hàng tháng, 6 tháng và hàng năm.

Quỹ vắc xin COVID-19 sẽ công khai tài chính hàng tháng

Tuyết Nhung | 05/06/2021, 17:54

Quỹ vắc xin phòng COVID-19 sẽ có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính quỹ hàng tháng, 6 tháng và hàng năm.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 41/2021/TT-BTC về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và chế độ kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vắc xin phòng COVID-19.

Quỹ vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Theo đó, Quỹ được vận động và tiếp nhận các khoản hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc xin và các loại hình vật chất khác (không bao gồm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế hỗ trợ cho phòng chống dịch) của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tối đa không quá 3 tháng tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ, nhưng phải đảm bảo an toàn.

Thông tư cũng quy định Quỹ có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính quỹ hàng tháng, 6 tháng, năm và báo cáo quyết toán Quỹ. Nội dung công khai bao gồm: Số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại.

Thời điểm công khai báo cáo tháng, 6 tháng chậm nhất sau ngày 10 kể từ ngày kết thúc tháng, 6 tháng, còn công khai báo cáo năm thì chậm nhất ngày 31.1 năm sau và báo cáo quyết toán chậm nhất 30 ngày sau khi báo cáo được Bộ Tài chính phê duyệt.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí để mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng số tiền được cấp từ Quỹ để mua, nhập khẩu vắc xin, tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước...

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Ban Quản lý quỹ vắc xin phòng COVID-19 cho biết, tính đến 17 giờ ngày 4.6 đã có 950 tổ chức và 124.600 cá nhân ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19.

Trong số 950 tổ chức ủng hộ Quỹ, có 125 tổ chức ủng hộ Quỹ với số tiền gần 225 tỉ đồng. Mức ủng hộ của các tổ chức này từ 100 triệu đồng đến 50 tỉ đồng.

Ngoài các tổ chức, đã có hơn 124.600 cá nhân đóng góp, ủng hộ quỹ. Trong đó có 1.954 cá nhân đóng góp vào quỹ với số tiền từ 5 triệu đồng trở lên. Riêng một gia đình ủng hộ Quỹ với số tiền 5 tỉ đồng. Tổng số tiền đóng góp vào quỹ của 1.954 cá nhân này là trên 26,4 tỉ đồng.

Theo đó, lũy kế đến 16 giờ ngày 4.6, Quỹ vắc xin phòng COVID-19 đã tiếp nhận tiền ủng hộ, đóng góp từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với số tiền gần 265 tỉ đồng. Trên 8.700 USD và trên 2.700 EUR.

Bài liên quan
Đề xuất thành lập quỹ vắc xin phòng COVID-19 để đối phó dịch kéo dài nhiều năm
Trước những nan giải trong bài toán sử dụng ngân sách mua vắc xin, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ phê duyệt việc thành lập quỹ vắc xin phòng COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quỹ vắc xin COVID-19 sẽ công khai tài chính hàng tháng