Các công ty công nghệ Trung Quốc chỉ có thể xưng hùng xưng bá ở trong nước chứ khi ra khỏi biên giới thì họ khó có thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu lớn.

Rào cản khiến công nghệ Trung Quốc khó cạnh tranh với thế giới

Nhàn Đàm | 06/03/2018, 08:04

Các công ty công nghệ Trung Quốc chỉ có thể xưng hùng xưng bá ở trong nước chứ khi ra khỏi biên giới thì họ khó có thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu lớn.

Thế giới số với hàng loạt các công nghệ ứng dụng hiện nay một phần lớn dựa vào dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu cá nhân, và trên thế giới hiện tại không có quốc gia nào có thể sản xuất ra một lượng dữ liệu cá nhân lớn hơn 1,4 tỉ người của Trung Quốc - nơi lượng người sử dụng các thiết bị công nghệ cao chiếm một tỷ lệ rất lớn. Sự dồi dào về lượng dữ liệu người sử dụng Internet này là một trong những lợi thế của các công ty công nghệ Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Thậm chí dẫn đến những nhận định rằng Trung Quốc sẽ thống trị thế giới về công nghệ trong tương lai, đặc biệt là các lĩnh vực xử lý dữ liệu, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng thực tế,các công ty công nghệ Trung Quốc chỉ có thể xưng hùng xưng bá ở trong nước chứ khi ra khỏi biên giới thì họ khó có thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu lớn. Lý do?.

Trước hết là vấn đề thu hút nhân tài. Mặc dù lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đang có tốc độ phát triển nhanh, thì nước này vẫn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt các nhà khoa học dữ liệu cao cấp. Bắc Kinh đang phải vật lộn tìm cách thu hút nhân tài dù đã đưa ra những mức đãi ngộ hào phóng. Một phần lý do đến từ những hạn chế về Internet ở Trung Quốc: ngoài việc chặn các website phổ biến như Youtube hay Facebook, Bắc Kinh cũng đang ngăn chặn việc truy cập vào các thư viện phần mềm như Github và một số website học thuật như Google Scholar. Nếu có thể lựa chọn, những kỹ sư công nghệ hàng đầu thường sẽ chọn nơi khác chứ không phải Trung Quốc.

Một vấn đề khác là sự riêng tư. Luật bảo mật của Trung Quốc không được thực hiện một cách chặt chẽ, và dẫn đến việc các công ty công nghệ thường lén lút giám sát người dùng của mình một cách thường xuyên - việc có thể cung cấp cho họ một lợi thế trong mọi vấn đề, chẳng hạn như tối ưu hóa quảng cáo. Bất cứ một giám đốc điều hành các công ty công nghệ này cũng có thể cho bạn biết rằng bạn đã đi đâu, xem bộ phim nào hay đi ăn ở đâu. Điều này đang dẫn đến một làn sóng phản ứng ngày càng mạnh mẽ hơn của người dân ở Trung Quốc, một phần lớn là do vấn đề gian lận và đánh cắp danh tính. Điều này cũng khiến các công ty công nghệ cao của Trung Quốc gặp khó khăn trong việc mở rộng sang các thị trường nước ngoài, nơi yêu cầu bảo mật được pháp luật quy định chặt chẽ hơn.

Đây được xem là yếu tố mấu chốt nhất. Đó có lẽ là lý do vì sao hầu hết các công ty công nghệ cao của Trung Quốc phần lớn vẫn chỉ hoạt động ở trong nước, nơi họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh gay gắt, và cho phép họ có thể thống lĩnh thị trường cùng các lợi ích khác. Nó khiến cho các công ty công nghệ Trung Quốc thất thế so với các công ty nổi tiếng khác trên thế giới, do dữ liệu trích xuất của nó chỉ gói gọn trong nội bộ người Trung Quốc. So với các công ty toàn cầu như Facebook hay Google vốn có thể thu thập dữ liệu đa dạng và chính xác từ người dùng ở khắp nơi trên thế giới, thì các công ty Trung Quốc thua kém hơn cho dù lượng người dùng của họ có lớn đến đâu chăng nữa. Việc chỉ có thể thu thập dữ liệu từ người dân Trung Quốc liệu có giúp ích gì cho các công ty nước này trong việc cạnh tranh ở thị trường khác trên thế giới, nơi dữ liệu ở đó khác hẳn với của người Trung Quốc.

Được thừa nhận một cách rộng rãi, dữ liệu quả thực là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghệ số hiện nay. Nhưng để tối ưu hóa được nó đòi hỏi phải có trình độ, kỹ năng và sự sáng tạo của nguồn nhân lực. Trong cuộc chạy đua đó, những công ty công nghệ Trung Quốc hiện vẫn còn rất nhiều trở ngại cần phải vượt qua để bắt kịp với thế giới.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rào cản khiến công nghệ Trung Quốc khó cạnh tranh với thế giới