Công nhân xây dựng Michael Johnson làm việc tại Washington D.C đang trông chờ khoản tiền 1.400 USD chính quyền cam kết chi cho người dân, sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành gói cứu trợ kinh tế 1.900 tỷ USD.

Reuters: Nhiều người dân Mỹ chờ tiền hỗ trợ để trả nợ, đóng thuế

Cẩm Bình | 19/03/2021, 08:07

Công nhân xây dựng Michael Johnson làm việc tại Washington D.C đang trông chờ khoản tiền 1.400 USD chính quyền cam kết chi cho người dân, sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành gói cứu trợ kinh tế 1.900 tỷ USD.

Johnson không định tiêu xài “thả ga”. Ông khá lo lắng: “Tôi phải cố chi trả khoản vay của mình. Chúng ta hiện vẫn còn sống trong đại dịch”.

Tại thành phố Baraboo thuộc bang Wisconsin, chủ doanh nghiệp Aric Nowicki sở hữu công ty chuyên kinh doanh hệ thống sưởi ấm và điều hòa không khí thu về khoảng 150.000 USD/năm, nhưng chi phí cũng lên đến 100.000 USD. Nowicki hiện có vài khách trễ hạn thanh toán còn bản thân ông dự định dùng tiền của mình trả số hóa đơn quá hạn.

“Tôi rất lo. Tôi không chắc vắc xin COVID-19 sẽ đưa chúng ta quay lại cuộc sống bình thường hay không. Quá nhiều người không muốn tiêm, vi rút thì cũng xuất hiện biến thể”, Nowicki chia sẻ.

covidstimulus.jpg
Chủ doanh nghiệp Aric Nowicki - Ảnh: Reuters

Phỏng vấn hàng chục người Mỹ trong đó có y tá, người vô gia cư vì đại dịch, thợ sửa ống nước, giáo viên, chủ quán bar, hãng Reuters ghi nhận hầu như tất cả đều tỏ ý lo lắng cho tương lai nên sẽ dùng 1.400 USD trả nợ và đóng thuế dồn ứ năm qua.

Gói kích thích kinh tế vốn nhằm mục đích khuyến khích người dân tăng mua hàng hóa/dịch vụ, giúp doanh nghiệp và tạo việc làm chứ không phải được dùng để trả nợ, đóng thuế.

Nhà kinh tế học Diane Swonk thuộc công ty dịch vụ tài chính Grant Thornton nhắc lại bài học từ đợt cứu trợ trước: chi tiêu tiêu dùng hàng hóa tháng 1 tăng mạnh chủ yếu nhờ đối tượng người không thực sự cần đến tiền từ Bộ Tài chính Mỹ năm ngoái, còn hầu hết người cần đến chỉ dùng tiền mua thức ăn, chỗ ở cũng như trả nợ.

“Vấn đề là một cơn sóng không thể nâng tất cả thuyền”, bà Swonk nhận định.

Trước câu hỏi Tổng thống Joe Biden mong đợi người dân chi tiêu khoản tiền 1.400 USD như thế nào, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng: “Họ sẽ dùng tiền theo nhiều cách khác nhau. Một số người muốn đảm bảo họ có thức ăn, số khác muốn chắc rằng họ đủ sức trả tiền thuê nhà. Đây đều là hình thức kích thích kinh tế”.

download.jpg
Ông Biden đến thăm một cửa hàng nhận hỗ trợ - Ảnh: Reuters

Mục sư Reverend Lee May tại thành phố Atlanta cho biết thành viên giáo đoàn nơi ông sống rất cần tiền hỗ trợ: “Chúng tôi thấy thật may mắn khi tiền được gửi đến nhưng bấy nhiêu không đủ cho tất cả. Chúng tôi biết đã có quy định cấm đuổi người không đủ khả năng đóng tiền thuê khỏi nhà hay đóng cửa các tiện ích, tuy nhiên hóa đơn vẫn còn đó”.

Đầu bếp Reginald Smith mất việc lúc hàng loạt nhà hàng đóng cửa vì đại dịch. Ông cũng không còn nơi ở và hiện phải ngủ nhờ nhà nhiều người bạn.

“Tôi cần việc làm và hy vọng có việc ngay khi kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng trước hết tôi cần chỗ ở, mong khoản tiền 1.400 USD giúp tôi có đủ tiền đặt cọc thuê nhà, rồi tự mình vực dậy. Tôi ước tiền hỗ trợ nhiều hơn”, đầu bếp Smith chia sẻ.

Bài liên quan
Một cơ sở thẩm mỹ bị đóng cửa đã cố tình thay tên để tiếp tục hoạt động trái phép
Sau khi bị xử phạt, đóng cửa 18 tháng, một cơ sở thẩm mỹ tại địa chỉ 57 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10, TP.HCM đã thay tên công ty và mở phòng khám chuyên khoa da liễu mang tên “An Nhi” nhằm né việc chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Reuters: Nhiều người dân Mỹ chờ tiền hỗ trợ để trả nợ, đóng thuế