Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn gặp phải trở ngại lớn khi làm việc với hệ thống hành chính của Việt Nam. Việc khai báo thuế, thông quan đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác thường xuyên bị chậm trễ...

Sách Trắng 2017: Doanh nghiệp EU tiếp tục 'than' về hành chính Việt Nam

tuyetnhung | 02/03/2017, 16:36

Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn gặp phải trở ngại lớn khi làm việc với hệ thống hành chính của Việt Nam. Việc khai báo thuế, thông quan đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác thường xuyên bị chậm trễ...

Ngày 2.3, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) phối hợp cùng Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Sách Trắng năm 2017 về thương mại và đầu tư.

Đây là lần thứ 9, EuroCham công bố Sách trắng về thương mại và đầu tư. Sách Trắng 2017 tổng hợp các ý kiến của các công ty thành viên EuroCham, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Ấn phẩm này phản ánh mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng khuôn khổ pháp lý và phát triển môi trường kinh doanh tại Việt Nam, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tưcũng như xã hội.

Trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) được ký kết và đi vào thực thi từ năm 2018, Sách trắng 2017 sẽ cung cấp cho Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thông tin hữu ích.

Ông Michael Behrens, Chủ tịch EuroCham khẳng định, Sách Trắng năm nay đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho hoạt động hỗ trợ chính sách với mục đích cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. EuroCham xem đây là công cụ hữu hiệu hỗ trợ Việt Nam trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của châu Âu ở châu Á, đồng thờigiúp Việt Nam trở thành trung tâm kinh tế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang khó đoán định, EVFTA có khả năng trở thành hiệp định dẫn chiếu trong quá trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam trong năm 2017 và sau này. Hiệp định này cũng khiến Việt Nam trở thành điểm đến kinh doanh hứa hẹn nhất tại khu vực Đông Nam Á cho các doanh nghiệp châu Âu.

Sẽ có hơn 1.500 cuốn Sách Trắng được gửi đến các bộ, đại sứ quán, hiệp hội doanh nghiệp (nước ngoài và địa phương)... và được giới thiệu tại các hội nghị ở Việt Nam và châu Âu. Trong thời gian tới, Sách Trắng cũng sẽ được giới thiệu tại một số tỉnh thành.

Sách Trắng 2017 cũng đánh giá mối quan hệ gắn bó giữa EU và Việt Nam được thể hiện qua những số liệu thương mại và đầu tư đầy triển vọng. Trong năm 2015, EU là đối tác đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) cam kết đạt 1,3 tỉ USD. Về thương mại và các hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dệt may, giày dép, cà phê, hải sản và các mặt hàng điện tử. Các hàng hóa xuất khẩu từ EU chủ yếu là dược phẩm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.

Quan hệ giữa hai bên đã đem lại giá trị thương mại hơn 28,3 tỉ USD trong năm 2014. Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, EU ngày càng trở thành nguồn cung FDI quan trọng của Việt Nam, tính đến cuối tháng 12.2015, EU đã đầu tư 23,2 tỉ USD cam kết vào 1.730 dự án...

Cam kết mạnh mẽ của EU về hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng được thể hiện rõ ràng qua các chương trình viện trợ của EU. Theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 của Việt Nam, viện trợ của EU thông qua chương trình định hướng hỗ trợ đa niên cho Việt Nam giai đoạn 2014-2020 đã được tăng thêm 30% và đạt mốc 400 triệu Euro, trong đó mục tiêu trọng tâm là phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Sách Trắng 2017 cũng đưa ra những tồn tại, bất cập cần được tiếp tục cải thiện. Đó là quy trình cấp phép các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn khá mơ hồ. Một vấn đề khác nữa là rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang gặp phải trở ngại lớn khi làm việc với hệ thống hành chính của Việt Nam. Việc khai báo thuế, thông quan đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác thường xuyên bị chậm trễ... Điều này khiến các doanh nghiệp tốn nhiều nguồn lực cho các thủ tục hành chính mà đáng ra có thể sử dụng để phát triển các hoạt động kinh doanh trọng tâm của mình.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sách Trắng 2017: Doanh nghiệp EU tiếp tục 'than' về hành chính Việt Nam