Tổng giám đốc Công ty TNHH ADC xác nhận có phát biểu tại cuộc tọa đàm chiều 22.2 với mục đích góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng báo chí đã phản ánh không chính xác ý kiến phát biểu của ông.

Doanh nhân nói 'tốn 20.000 USD cho giấy phép xuất khẩu gạo' đổ lỗi cho báo chí

Anh Thư | 01/03/2017, 15:40

Tổng giám đốc Công ty TNHH ADC xác nhận có phát biểu tại cuộc tọa đàm chiều 22.2 với mục đích góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng báo chí đã phản ánh không chính xác ý kiến phát biểu của ông.

Theo thông tin trên Tiền Phong ngày 1.3.2017, sau khi có thông tinphải tốn 20.000 USD cho giấy phép xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Công ty TNHH ADC về nhiều nội dung liên quan đến giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tại buổi làm việc với Chánh thanh tra Bộ Công Thương, ông Ngô Văn Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH ADC xác nhận có phát biểu tại cuộc tọa đàm chiều 22.2 với mục đích góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, báo chí đã phản ánh không chính xác ý kiến phát biểu của ông.

Về thông tin để xin giấy phép xuất khẩu gạo phải chi 20.000 USD, ông Ngôn Văn Nam cho biết số tiền này là do đơn vị tư vấn chào mời.

Ông Nam còn xác nhận ông và ADC chưa bao giờ gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo tới Bộ Công Thương. Công ty của ông cũng chưa khi nào liên hệ hoặc làm việc với bất kỳ đơn vị, cá nhân nào tại Bộ Công Thương.

“Ông Nam và công ty chưa bao giờ đưa tiền cho bất kỳ ai để xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Ông Nam rất lấy làm tiếc vì việc phát ngôn tại tọa đàm đã gây ra sự hiểu lầm và làm ảnh hưởng đến Bộ Công Thương”, Tiền Phong dẫn thông tin từ Bộ Công Thương cho hay.

Cũng tại buổi làm việc này, ông Nam cho biết đã và đang trao đổi lại với một số cơ quan báo chí để đề nghị làm rõ lại các nội dung báo đăng và cho biết sẽ có trách nhiệm giải thích với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan báo chí về việc đăng tải thông tin không đúng thực tế.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, sau khi có chỉ đạo của Bộ trưởng Công Thương thì đãrà soát, có báo cáo về các thông tin báo chí đăng và khẳng định: “Cục Xuất nhập khẩu khẳng định không nhận được bất kỳ hồ sơ nào từ công ty ADC và cũng chưa khi nào tiếp xúc hay liên hệ với bất kỳ đại diện của công ty này”.

Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết, tất cả các tiêu chí để được cấp giấy phép xuất khẩu gạo theo quy định của Nghị định 109 đều là các tiêu chí có thể định lượng được và Bộ Công Thương không có quyền từ chối cấp phép. Bộ Công Thương cũng không phải là cơ quan kiểm tra các điều kiện của doanh nghiệp mà chính quyền các tỉnh mới là cơ quan thực hiện việc này. Nếu chính quyền tỉnh đã xác nhận đủ điều kiện, Bộ Công Thương không có quyền từ chối cấp phép.

Trước đó, trong buổi tọa đàm góp ý sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP (22.2, TP.HCM), nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp cho rằng, sau 6 năm thực hiện, nghị định này đã bộc lộ một số điểm bất cập, cần sửa đổi để "cởi trói" cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như ngành lúa gạo Việt Nam.

Ông Ngô Văn Nam cũng có mặt và cho biết riêng về giấy phép xuất khẩu, ADC không trực tiếp thực hiện mà ủy thác cho một công ty khác, mục đích là để "né" các giấy phép con trong khi việc xin giấy phép xuất khẩu gạo vốn khá nhiêu khê và tốn nhiều tiền, mà cụ thể theo lời ông Nam là không dưới 20.000 USD.

Ông còn nói ngay cả việc xin gia hạn giấy phép cũ cũng lại phải tốn tiền, cộng thêm sau mỗi lần xuất khẩu phải khai báo số lượng, hàng tồn kho... làm ADC tốn thêm nguồn lực để thực hiện, thậm chí phải tuyển người chỉ để lo về báo cáo các loại.

Khi phát ngôn của ông Nam được trích dẫn trên nhiều mặt báo, Bộ trưởng Công thương đã có văn bản chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra, rà soát, xác minh thông tin.

Sau đó vài ngày (chiều 24.2), lãnh đạo ADCđã từ chối tiếp xúc khi báo chí muốn làm rõ thêm thông tin với lý do đợi kết luận của Bộ Công Thương, theoDân Trí.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nhân nói 'tốn 20.000 USD cho giấy phép xuất khẩu gạo' đổ lỗi cho báo chí