Có nhiều cẩm nang, sách hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, sinh tồn trong thảm họa, xử lý tai nạn trong đời sống thường ngày nhưng hình như hiếm có cẩm nang hướng dẫn kỹ năng sinh tồn giúp bạn sống sót và bình an khi khổ đau bỗng nhiên ập tới.
Văn hóa

'Sát-na này là thiên thu' - Kỳ 1: 15 kỹ năng sinh tồn giúp sống sót, vượt qua đau khổ

Hạ Vĩ 17/04/2024 15:14

Có nhiều cẩm nang, sách hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, sinh tồn trong thảm họa, xử lý tai nạn trong đời sống thường ngày nhưng hình như hiếm có cẩm nang hướng dẫn kỹ năng sinh tồn giúp bạn sống sót và bình an khi khổ đau bỗng nhiên ập tới.

Dù bạn đã từng trải nghiệm và sống với khổ đau hay bạn may mắn chưa phải trải qua khổ đau nào đáng kể thì cũng hãy dành vài phút đọc và chia sẻ những kỹ năng sinh tồn giúp bạn có thể sống sót với khổ đau và hạn chế thấp nhất thiệt hại do khổ đau gây ra. Làm gì khi khổ đau?

sat-na-7-1tg.jpg

Hãy quay về băng bó vết thương và chăm sóc cho khổ đau của mình

1. Hiểu rõ bản chất của khổ đau

Khổ đau cũng vô thường và không tồn tại mãi mãi. Cảm giác khổ đau cũng chỉ là một loại cảm xúc. Cảm xúc khổ đau hay hạnh phúc cũng trải qua một quá trình sinh khởi, tồn tại, kéo dài một thời gian nhất định rồi biến diệt. Khổ đau tồn tại lâu dài hay ngắn ngủi tùy thuộc phần lớn vào sự chấp thủ hay buông bỏ của bạn. Bản ngã càng lớn, chấp thủ càng chặt thì khổ đau càng kéo dài. Do đó, khi khổ đau ập đến, ta nên tâm niệm rằng khổ đau này chỉ là một loại cảm xúc và dù có to lớn, dữ dội, khủng khiếp như thế nào thì đến một lúc nào đó nó cũng sẽ kết thúc. Chúng ta hoàn toàn có thể xử lý và chuyển hóa khổ đau của mình. Ai cũng có thể, quan trọng là ở kỹ thuật và phương pháp chuyển hóa mà thôi.

2. Tránh duyên

Khi ai đó gây ra cho bạn một sự tổn thương bằng hành động, lời nói hoặc ý nghĩ, điều đầu tiên nên làm là cách ly tạm thời với nguồn gây ra thương tổn này, tránh bị tổn thương thêm nữa. Hãy chọn cách tránh duyên, hạn chế tiếp xúc để có thời gian chăm sóc cho nỗi đau, những thương tổn của mình. Nếu bạn thực hành theo lý tưởng Bồ Tát là muốn giúp đỡ người gây tổn thương cho mình, thì hãy chỉ trở lại khi nào vết thương của bạn đã thực sự lành hẳn và bạn có đủ định lực, từ bi!

3. Chữa trị vết thương chứ không truy tìm thủ phạm

Khi bị tổn thương, khi ôm khối khổ đau trong mình, việc quan trọng nhất là chăm sóc, chữa trị cho vết thương và khổ đau đang có mặt chứ không phải truy tìm nguồn gốc hay thủ phạm gây khổ đau. Sư ông Làng Mai từng lấy một ví dụ về một người bị bắn tên vào ngực. Nếu ta truy tìm người bắn, chủng loại cung tên, hướng bắn, lực bắn thì ta sẽ mất máu chết trước khi tìm ra câu trả lời. Thay vào đó, trước hết ta hãy quay về băng bó vết thương và chăm sóc cho khổ đau của mình.

4. Kỹ thuật thay chốt

Hay còn gọi là phương thức dùng cảm xúc tích cực, vui vẻ, hạnh phúc thay thế cho cảm xúc tiêu cực, khổ đau. Khi khổ đau, bạn có thể nghĩ đến những điều tốt đẹp, vui vẻ, bình an, những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc thay vì cứ ngồi gặm nhấm, cấu cào vết thương lòng của mình. Khổ đau như một vết thương, nó cũng cần có thời gian lành lặn trở lại và cảm xúc tích cực chính là một loại thuốc bôi hiệu quả.

5. Gạn đục khơi trong

Bỏ qua những lỗi lầm, vụng về, những sai sót do bất cẩn và thiếu từ bi của người gây khổ đau cho mình và cố tìm những điều tốt đẹp của người kia để có thể tha thứ và chấp nhận.

6. Hiểu, thương, chẳng trách móc người

Bản chất con người vốn thiện lương, từ bi và trí tuệ. Chỉ vì vô minh, vì chưa hiểu biết mà chúng ta hành xử sai lầm khiến người khác phải khổ đau. Những người tổn thương người khác, ôm nhiều hờn giận hận thù, đố kỵ là những người rất bất hạnh và đáng thương. Vì họ có quá nhiều khổ đau chưa thể chuyển hóa nên họ mới vung vãi và làm rơi rớt khổ đau ra ngoài, quăng vào người khác. Họ chưa biết tu tập, chưa có cơ hội thực tập giáo pháp của Thế Tôn mà quá khứ lại chịu quá nhiều khổ đau và uất hận, chính họ mới cần được thông cảm, tha thứ và thương yêu nhiều hơn ai hết.

7. Chỉ có tình thương
Hiểu về luật Nhân quả, bạn sẽ hiểu rằng những người có hành động, lời nói, ý nghĩ xấu ác sẽ phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp, đau khổ chồng chất trong tương lai. Đã biết người kia sẽ phải chịu những khổ đau to lớn như thế, liệu chúng ta có còn nên giận, ghét hay oán hận họ thêm không? Thấy được một người đau khổ mà ta còn cố tạo thêm nỗi đau cho họ chỉ vì oán hận và mong muốn trả thù chính là ta đang thiếu từ bi. Vì tình thương, hãy dũng cảm ngăn chặn đau khổ tiếp tục lan truyền. Nếu bạn không phản kháng nỗi đau và người gây ra đau khổ ấy, nếu bạn chấp nhận hy sinh, chịu đựng khổ đau một mình thì khổ đau sẽ dừng lại, không còn tiếp tục truyền đi từ đời này sang đời khác, người này sang người khác. Làm được điều đó, bạn đã thành công trong việc góp phần chặn đứng vòng luân hồi, không những cho bạn và cho những người khác nữa.

Kỳ tới: Buông bỏ được thì hạnh phúc sẽ có mặt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Sát-na này là thiên thu' - Kỳ 1: 15 kỹ năng sinh tồn giúp sống sót, vượt qua đau khổ