Cách đây 2 tuần, chính phủ đầu tiên ở châu Âu sụp đổ sau khi theo đuổi chính sách chống Nga, thân phương Tây là Bulgaria. Câu hỏi đặt ra khi ấy là quốc gia nào tiếp theo đi vào vết xe đổ của Bulgaria.

Sau Bulgaria, thêm chính phủ thứ 2 thuộc NATO bên bờ sụp đổ sau khi mải theo đuổi cuộc chiến chống Nga

Anh Tú | 07/07/2022, 09:41

Cách đây 2 tuần, chính phủ đầu tiên ở châu Âu sụp đổ sau khi theo đuổi chính sách chống Nga, thân phương Tây là Bulgaria. Câu hỏi đặt ra khi ấy là quốc gia nào tiếp theo đi vào vết xe đổ của Bulgaria.

Nhiều người nghĩ rằng đó có thể là Slovakia – một quốc gia có nền kinh tế không khá hơn nhiều so với Bulgaria và chính trị cũng bị phân hóa mạnh mẽ giữa đường lối thân phương Tây của nhà cầm quyền và đường lối thân Nga của phe đối lập. Nhưng rốt cuộc thì chính phủ có khả năng sụp đổ sớm thứ 2 lại không phải một quốc gia ở sườn đông NATO mà là một nước sáng lập ra NATO. Đó là Anh.

Không giống như Bulgaria là do chính phủ đương nhiệm không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội mà do ngay trong nội bộ đảng cầm quyền ở Anh đã tỏ ra rất bất mãn với chính sách của Thủ tướng Boris Johnson. Một loạt các vụ từ chức trong nội các đang làm xói mòn uy tín và quyền lực của ông Johnson.

Rạng sáng 6.7 (theo giờ Việt Nam), Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid đã tuyên bố từ chức để phản đối vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Boris Johnson.

Bộ trưởng Rishi Sunak bộc bạch: “Công chúng mong đợi một cách chính đáng rằng chính phủ được vận hành hợp lý, nghiêm túc và hiệu quả. Tôi nhận thấy đây có lẽ là cương vị bộ trưởng cuối cùng mình đảm nhiệm, song tôi tin những tiêu chuẩn này xứng đáng để đấu tranh và đó là lý do vì sao tôi từ chức”.

Còn bộ trưởng Javid cho biết ông mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Thủ tướng Johnson trong việc điều hành chính phủ sau một loạt bê bối, đồng thời khẳng định ông "không thể tiếp tục phục vụ tận tâm".

Cũng như đồng nghiệp Sunak, ông Javid cho biết thêm nhiều nghị sĩ và dân chúng đã mất niềm tin vào năng lực điều hành của Thủ tướng Johnson.

Nối gót trong ngày, Bộ trưởng Trẻ em và Gia đình Will Quince đã thông báo quyết định rời Nội các và khẳng định “không có lựa chọn nào khác ngoài từ chức.”

Trong khi đó, Quốc vụ khanh phụ trách Giao thông và là nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền, bà Laura Trott cũng đưa ra tuyên bố tương tự với lý do "mất niềm tin" vào chính phủ đương nhiệm.

Sau đó, Bộ trưởng Nhà ở của Anh Stuart Andrew và Bộ Môi trường, Nông nghiệp và Nông thôn Anh, bà Jo Churchill - cũng xin gia nhập CLB các Bộ trường vừa từ chức.

Phát biểu trước một ủy ban của Hạ viện chiều 6.7, Thủ tướng Boris Johnson nói ông nói không thể ra đi vì những thách thức mà Vương quốc Anh phải đối mặt. Ông nói: "Tôi nhìn vào cuộc chiến lớn nhất ở Châu Âu trong 80 năm và tôi thật vô trách nhiệm nếu ra đi”.

Nhưng vấn đề với ông Johnson là uy tín của ông không còn, ngay cả với người trong đảng bảo thủ. Để gây sức ép đòi Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức, trong vòng 24 giờ qua, có tới 35 nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh, trong đó có tới 16 quan chức chính phủ đồng loạt từ chức.

Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Kwasi Kwarteng chưa từ chức nhưng nêu ý kiến trong nội bộ Đảng Bảo thủ rằng, ông Johnson không thể giữ chức được nữa.

Ngày 6.7, một số nghị sỹ trong Quốc hội Anh đã đề xuất sửa đổi luật để thúc đẩy tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khác đối với Thủ tướng Johnson.

Cách đây 1 tháng, ông Johnson đã sống sót qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong đảng. Kết quả cuộc bỏ phiếu khi ấy cho thấy Thủ tướng Boris Johnson đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với 211 phiếu ủng hộ và 148 phiếu chống, tương đương 59% tỷ lệ ủng hộ. Nhưng nếu có một cuộc bỏ phiếu tương tự trong nội bộ đảng Bảo thủ vào lúc này thì e ông khó giữ nổi tỷ lệ quá 50% chứ chưa nói đến việc ra bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội với sự tham gia của nhiều đảng phái.

Trước áp lực từ quốc hội về việc tổ chức Tổng tuyển cử sớm, ông Johnson nói: "Tôi thực sự không nghĩ rằng bất kỳ ai ở đất nước này muốn các chính trị gia tham gia vào hoạt động bầu cử ngay bây giờ. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải tiếp tục phục vụ cử tri của mình và giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm".

Không chỉ đối mặt với sức ép từ chức, Thủ tướng Anh Johnson còn chịu áp lực từ yêu cầu trưng cầu dân ý độc lập của Scotland - điều mà ông từ chối. Yêu cầu của Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon về việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý có ràng buộc pháp lý về việc rời Vương quốc Anh bị ông Johnson bác bỏ hôm 6.7.

Trong bức thư gửi bà Sturgeon, Thủ tướng Johnson viết: “Tôi không thể đồng ý rằng bây giờ là lúc để quay lại một câu hỏi đã được người dân Scotland trả lời rõ ràng vào năm 2014. Thay vào đó, Scotland và phần còn lại của Vương quốc Anh nên tập trung vào các ưu tiên chung như ứng phó với lạm phát, phục hồi sau đại dịch COVID-19 và đóng vai trò hàng đầu trong phản ứng quốc tế đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Theo các nhà bình luận Mỹ, cùng với Ba Lan và 3 nước Baltics thì chính quyền Thủ tướng Johnson tỏ ra quyết liệt nhất trong cuộc chiến tại Ukraine với quyết tâm đẩy người Nga cuối cùng ra khỏi biên giới Ukraine. So với Ba Lan và 3 nước Baltics thì Anh còn có thuận lợi là không phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga. Mặc dù vậy, việc giải quyết không tốt việc quản lý nền kinh tế trong nước cộng với những scandal chính trị mang tính chất đời tư của ông Johnson và thuộc cấp đã khiến uy tín của vị chính trị gia này giảm sút nghiêm trọng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Bulgaria, thêm chính phủ thứ 2 thuộc NATO bên bờ sụp đổ sau khi mải theo đuổi cuộc chiến chống Nga