Đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với hệ thống y tế. Các bài học rút ra từ những thách thức gặp phải, và những thành công đạt được đã giúp chúng ta lựa chọn các hướng đi trong tương lai.

Sau đại dịch COVID-19, chuyên ngành hồi sức sẽ thay đổi như thế nào?

Hồ Quang | 22/04/2022, 22:00

Đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với hệ thống y tế. Các bài học rút ra từ những thách thức gặp phải, và những thành công đạt được đã giúp chúng ta lựa chọn các hướng đi trong tương lai.

Những thách thức từ đại dịch COVID-19

Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, hệ thống y tế của Việt Nam đã không thể chống đỡ nổi với số lượng bệnh nhân nặng tăng đột biến. Trong giai đoạn năm 2020 khi đại dịch COVD-19 bắt đầu, các tổ chức y tế quốc tế như: Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC)… đã đưa ra những mô hình để chúng ta có thể phòng ngừa cũng như ứng phó và phục hồi sau đại dịch.

sau-dai-dich-chuyen-nganh-hoi-suc-se-thay-doi-nhu-the-nao-hinh-anh(1).png
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM với quy mô 1.000 giường là bệnh viện hồi sức có số giường bệnh lớn nhất Việt Nam - Ảnh: PV

Đây là mô hình “3S” gồm: Space, Stuff và Stiff. Trong đó, Space: giường bệnh, Stuff: trang thiết bị y tế, Stiff: hệ thống nhân viên y tế.

Tuy nhiên, qua 2 năm của đại dịch, chúng ta thấy hệ thống đáp ứng của “3S” này không đủ. Sau đó có nhiều nghiên cứu khoa học cũng như các quốc gia có đại dịch đã có tổng kết cho thấy, nếu như chỉ làm “3S” không đủ. Sau đó, có thêm “4S”, đó là hệ thống điều phối nhân lực và thiết lập những hệ thống có thể chuyển tuyến, chuyển tầng, những hệ thống giúp đỡ nhau để có thể chống lại đại dịch. Đến đầu năm 2022 có thêm“ 5S”, đó là sự chung sức của toàn xã hội.

Đối với giường bệnh, ở những đợt dịch trước thì đơn giản, nhưng đến đợt dịch thứ 4 vừa qua ở TP.HCM, giường bệnh đã trở nên quá tải. Ngay cả khu dã chiến, bệnh hồi sức mới thành lập cũng đều trong tình trạng quá tải.

Dù trang thiết bị chúng ta chuẩn bị khá nhiều, nhưng khi số bệnh nhân mắc COVID-19 quá lớn đã khiến ngành y tế TP gặp rất nhiều thách thức, từ oxy đến khu dã chiến, giường hồi sức…không đáp ứng nổi. Nhiều lúc các y bác sĩ nhận những cuộc điện thoại trước xin chuyển bệnh nhân đến, nhưng không thể sắp xếp được giường cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nhân lực phục vụ cho điều trị bệnh nhân tại TP thiếu trầm trọng phải điều động từ lực lượng quân y, các trường đại học, đặc biệt là sự chung tay của cả nước. Tỷ lệ bác sĩ/bệnh nhân và điều dưỡng/bệnh nhân quá thiếu khiến TP phải trưng dụng tất cả các nguồn lực.

Giải pháp nào cho tương lai

Dù hiện nay dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM và cả nước giảm sâu, số bệnh nhân nặng giảm mạnh. Tình hình dịch bệnh đã ổn định. Tuy nhiên, PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo- Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, chúng ta không loại trừ khả năng xuất hiện những biến chủng mới trong thời gian tới, và dịch bệnh sẽ còn diễn ra như thế nào, nên cần phải có giải pháp cho tương lai.

Theo bác sĩ Thảo hiện nay các đơn vị hồi sức trên thế giới, nhất là những đơn vị hồi sức mạnh ở châu Âu, Mỹ và ở các nước Đông Nam Á đã đưa ra các giải pháp cho tương lai đối với dịch bệnh COVID-19. Một dịch bệnh quan trọng nhất là hạn chế bệnh nhân tử vong tối đa mới được xem là thành công. Do đó, các đơn vị hồi sức trên thế giới đã đưa ra các mô hình để thay đổi.

Vấn đề quan trọng nhất chính là tiếp cận có hệ thống đối với khủng hoảng y tế. Để đáp ứng với khủng hoảng y tế phải dựa trên 4 nguyên tắc gồm: phòng ngừa, chuẩn bị, ứng phó và phục hồi. Trong đó phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Đại dịch COVID-19 cho thấy việc chuẩn bị và ứng phó là rất quan trọng. Những địa phương nào chuẩn bị ứng phó tốt thì giảm được số lượng tử vong. Việc phòng ngừa hiệu quả chính là vắc xin và sau này có thể là một số loại thuốc để tạo ra miễn dịch cá nhân.

Bác sĩ Thảo cho rằng, vai trò của hồi sức tích cực (ICU) cần phải được lồng ghép trong một mô hình phối hợp với toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế. Việc sàng lọc những bệnh nhân ICU là rất quan trọng, vì cho vào hết ICU thì cũng không thể nào có bệnh viện hồi sức nào đáp ứng. Do đó, chiến lược nới lỏng hay thắt chặt ICU cần phải có tiêu chí xuất – nhập ICU và những quy trình được xây dựng để giảm áp lực cho bệnh nhân và bác sĩ tại khu vực này.

Qua thực tế cho thấy, nếu tỷ lệ bác sĩ và nhân viên y tế ở ICU xuất hiện nhiều thì gần như những đơn vị có chất lượng chăm sóc tốt, số lượng bệnh nhân được cứu chữa thành công hơn so với những nơi chỉ chăm sóc qua hệ thống camera “Với ICU là phải có người chăm sóc, chứ ICU mà không có người là hơi bị mệt”, bác sĩ Thảo nói.

Những bài học kinh nghiệm qua công tác phòng chống dịch vừa qua cho thấy, phải vạch ra được kế hoạch dự phòng trong thời điểm căng thẳng nhất. Đối với cấp cứu và hồi sức cần có sự diễn tập, nếu không có sự diễn tập sẽ không thành công. Tuy nhiên, hiện nay diễn tập dân sự chưa nhiều.

Song song đó cần phải có sự mở rộng các khoa ICU. Hiện nay các khoa ICU điều trị bệnh nhân nặng cần phải theo dõi liên tục. Có nhiều cách để theo dõi liên tục, có con người, trang thiết bị. Trong đó các nhân viên y tế ở ICU phải được đào tạo đặc biệt. Để đào tạo nhân viên y tế ở ICU cần phải có những thủ lĩnh quyết định các vấn đề.

Lúc này vấn đề đặt ra cần phải tăng công suất giường ở ICU cả về lực lượng, trang thiết bị. Bởi khả năng bệnh nhân tiếp cận với ICU càng cao thì tỷ lệ tử vong COVID-19 sẽ thấp.

Như vậy có thể thấy, những thách thức mà chúng ta phải thay đổi trong ICU bao gồm cải thiện công suất và thiết kế giường ICU, điều chỉnh linh hoạt nhân sự ICU, đảm bảo chuỗi cung ứng tin cậy cho thiết bị bảo vệ cá nhân, thiết bị ICU, vật tư tiêu hao và dược phẩm, thiết lập các nguyên tắc thích hợp trong phân loại ICU, cải thiện vấn đề giao tiếp giữa bệnh nhân với gia đình, ứng dụng các phương tiện kỹ thuật số và nghiên cứu hợp tắc nhanh chóng hơn.

“Vượt qua những thách thức hôm nay sẽ giúp chúng ta chăm sóc tốt hơn cho các bệnh nhân trong tương lai”, bác sĩ Thảo nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự chương trình Xuân quê hương tại Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối 17.1, giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dự chương trình “Xuân quê hương Ất Tỵ 2025,” chung vui với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau đại dịch COVID-19, chuyên ngành hồi sức sẽ thay đổi như thế nào?