Trước đây, chính sách của Mỹ chỉ là kêu gọi Bắc Kinh và các nước láng giềng giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình thông qua trọng tài quốc tế. Nhưng giờ thái độ và hành động của Mỹ đã thay đổi.

Sau tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, Mỹ điều tàu chiến đến vùng biển Trường Sa

15/07/2020, 17:59

Trước đây, chính sách của Mỹ chỉ là kêu gọi Bắc Kinh và các nước láng giềng giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình thông qua trọng tài quốc tế. Nhưng giờ thái độ và hành động của Mỹ đã thay đổi.

Tàu USS Ralph Johnson - Ảnh: Internet

Một ngày sau khi Nhà Trắng tuyên bố sẽ bác bỏ hầu hết các yêu sách về lãnh hải của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ đã điều tàu chiến vào vùng biển Trường Sa hôm thứ ba, theo Navy Times dẫn lời các quan chức Hạm đội 7.

Cụ thể, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Ralph Johnson (DDG 114) đã xuất hiện hoạt động ở vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Đây là nơi Trung Quốc có các hoạt động bồi đắp phi pháp các căn cứ quân sự để củng cố đơn phương chủ quyền trong đường 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ ra bất chấp luật pháp quốc tế.

Hạm đội 7 tuyên bố: "Hoạt động tự do hàng hải này duy trì các quyền, sự tự do và việc sử dụng biển một cách hợp pháp, được luật pháp quốc tế công nhận. Các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông hàng ngày, như những gì chúng tôi đã làm trong hơn một thế kỷ qua".

Trước đây, chính sách của Mỹ chỉ là kêu gọi Bắc Kinh và các nước láng giềng giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình thông qua trọng tài quốc tế. Nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi.

Sáng 14.7 (theo giờ Việt Nam), Bộ Ngoại giao Mỹ ra một tuyên bố rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc bên ngoài vùng biển được quốc tế công nhận là bất hợp pháp. Tuyên bố nêu: Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình lên khu vực. Bắc Kinh đã không đưa ra một cơ sở pháp lý nhất quán nào cho yêu sách của mình về đường 9 đoạn trên Biển Đông kể từ khi chính thức công bố vào năm 2009.

Đồng thời, phía Hoa Kỳ "bác bỏ mọi yêu sách lãnh hải của PRC tại vùng biển xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất kỳ hành động PRC nào để quấy rối các quốc gia khác đánh cá hoặc khai thác dầu khí ở những vùng biển này - hoặc để thực hiện các hoạt động đó một cách đơn phương - là bất hợp pháp".

Dư luận quốc tế đặc biệt chú ý cam kết trong tuyên bố của Mỹ rằng: "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là sân sau của mình. Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền và từ chối mọi nỗ lực tự áp đặt luật kẻ mạnh trên Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn hơn"..

Tuyên bố của Mỹ về chính sách ở Biển Đông hồi đầu tuần không gây nhiều bất ngờ vì trước đó Washington đã thể hiện thái độ cứng rắn. Tuần trước, hai nhóm tàu sân bay với sự tham gia của máy bay ném bom B-52 thuộc Không quân Mỹ đã hoạt động cùng nhau trên Biển Đông để đáp trả các cuộc tập trận rầm rộ trên biển của Trung Quốc.

James Chin, Trưởng khoa Châu Á tại Đại học Tasmania, Úc, cho biết lập trường của Mỹ với Trung Quốc thực ra cũng không có gì mới bởi vì Mỹ luôn chối bỏ đường 9 đoạn do Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Nếu có gì mới thì đó là Tổng thống Donald Trump đã biến Biển Đông thành một điểm tập trung mới cho cuộc đối đầu của ông với Trung Quốc.

Biển Đông chỉ là một trong số những điểm nóng quan hệ Mỹ - Trung vào thời điểm hiện tại. Mỹ đã ra nhiều lệnh trừng phạt nhắm vào phía Trung Quốc liên quan đến các vấn đề tại Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng. Đó là chưa kể Mỹ có những trừng phạt bằng hàng rào thuế quan đối với hàng hoá Trung Quốc.

Hiện ở Đông Nam Á, cả Indonesia và Philippines đã cùng hưởng ứng Ngoại trưởng Pompeo trong việc kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vào năm 2016 vốn đã loại bỏ nhiều yêu sách của Trung Quốc.

Trong sách trắng Quốc Phòng thường niên vừa công bố, Nhật Bản tố Trung Quốc “tiếp tục ý đồ thay đổi nguyên trạng vùng biển Hoa Đông và Biển Đông”. Báo cáo về quốc phòng của Nhật tố cáo trong lúc các nước đang tập trung chống đại dịch coronavirus, Bắc Kinh đã có các hành động xác quyết chủ quyền bằng cách tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính trên các đảo đang có tranh chấp.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
35 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, Mỹ điều tàu chiến đến vùng biển Trường Sa