Nếu tiến trình bàn giao vốn nhà nước được đẩy nhanh và quyết liệt hơn về SCIC, rất có thể danh mục thoái vốn tới đây của SCIC sẽ có thêm các tên mới.

SCIC sẽ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước nào trong năm 2018?

VnEconomy | 06/02/2018, 15:50

Nếu tiến trình bàn giao vốn nhà nước được đẩy nhanh và quyết liệt hơn về SCIC, rất có thể danh mục thoái vốn tới đây của SCIC sẽ có thêm các tên mới.

          

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chia sẻ kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn trong năm 2018 với VnEconomy.

Nếu tính hơn 10 năm hoạt động, SCIC đã thực hiện bán vốn tại gần 1.000 doanh nghiệp và bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp, với giá vốn là 8.084 tỉ đồng và thu về 27.999 tỉ đồng (gấp 3,5 lần giá vốn).

Ngày 10.7.2017, Thủ tướng đã có Quyết định số 1001/QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020. Theo đó, số lượng doanh nghiệp mà SCIC bán vốn nhà nước trong giai đoạn 2017-2020 là 132 công ty.

Trên cơ sở đó, ngay trong tháng đầu năm 2018, SCIC trình và thông qua chính thức kế hoạch thoái vốn năm 2018. Và theo danh sách này, cơ bản là những doanh nghiệp đã được chuẩn bị từ năm 2017 như: Vinaconex, Nhựa Bình Minh, Domesco, FPT...

"Khi đưa ra kế hoạch thoái vốn này, chúng tôi hy vọng thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư lớn, qua đó giúp cho kết quả thoái vốn thành công, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của Nhà nước trong hoạt động thoái vốn", ông nói.

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC

Về tiến độ bàn giao vốn tại các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao vốn về SCIC, ông Chi dẫn Nghị định 147/2017/NĐ-CP mới ban hành có bổ sung quy định cụ thể thời hạn chuyển giao vốn nhà nước tại từng loại hình doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa phải chuyển giao vốn nhà nước về SCIC trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày bộ, UBND cấp tỉnh hoàn thành việc công bố giá trị vốn nhà nước lần 2.

Trường hợp tại thời điểm chuyển giao, chưa có quyết định công bố giá trị vốn nhà nước lần 2 thì chuyển giao giá trị vốn nhà nước theo giá trị được phê duyệt tại phương án cổ phần hóa hoặc theo quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Nghị định cũng quy định rõ chế tài xử lý, theo đó, các trường hợp chây ỳ, chậm bàn giao phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và những phát sinh về tài chính, tổn thất có liên quan (nếu có) theo quy định pháp luật. SCIC đang tích cực làm việc với các bộ, UBND còn doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao để thực hiện đúng các quy định về chuyển giao vốn nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

"Nếu tiến trình bàn giao vốn nhà nước được đẩy nhanh và quyết liệt hơn về SCIC, rất có thể danh mục thoái vốn tới đây của SCIC sẽ có thêm các tên mới...", ông Chi thông tin.

Theo VnEconomy

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, khoa học công nghệ của cả nước
44 phút trước Khoa học - công nghệ
Sáng nay 5.5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị lần thứ 3 của hội đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
SCIC sẽ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước nào trong năm 2018?