Từ nay đến hết tháng 4, đoàn công tác liên ngành gồm Bộ Tài chính – GTVT và Công Thương sẽ tiến hành thanh tra phí của 20 hãng tàu biển nước ngoài.

Sẽ thanh tra 20 hãng tàu biển nước ngoài trong tháng 4

Một Thế Giới | 08/04/2015, 09:03

Từ nay đến hết tháng 4, đoàn công tác liên ngành gồm Bộ Tài chính – GTVT và Công Thương sẽ tiến hành thanh tra phí của 20 hãng tàu biển nước ngoài.

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 7.4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết sẽ có cuộc thanh tra 20 hãng tàu, được lựa chọn từ các hãng tàu, doanh nghiệp vận tải biển lớn của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, tập trung tại các cảng lớn như TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội.
Thời gian sẽ kiểm tra là trong tháng 4 này và sẽ sớm có kết quả để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, các hãng tàu trong nước phụ thuộc quá lớn vào các hãng tàu biển nước ngoài nên chủ hàng Việt Nam bị áp đặt thu nhiều các phụ phí khác nhau. Có khoảng 12 loại phụ phí các hãng tàu đang áp dụng thu như phí dịch vụ container THC, phí mất cân đối container, phí tắc nghẽn cảng , phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí thủ tục, phí lưu kho bãi, phí hóa đơn…
Mới đây, các hãng tàu như Yang Ming, CMA CGM, OOCL, Wan Hai Vietnam… đã đồng loạt thông báo tăng giá cước vận tải biển và các loại phụ phí như phí bốc xếp hàng tại cảng, phí chứng từ… và đặc biệt là phí mất cân bằng container đã tăng từ 60 USD/container loại 40 feet lên 100 USD/container. 
Các loại phí này có hiệu lực từ 1.4.2015 khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thủy sản, lo lắng.
Được biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã quyết định rà soát, đánh giá thực tế việc thu các loại phụ phí theo cước vận tải biển của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam để xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam do không được trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng vận chuyển, thường bị áp đặt bị động. Đồng thời, do chưa có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý, giám sát thu phụ phí nên không bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng và các hãng tàu thường lạm dụng để thu thêm một số loại phí khi hiện tượng biến động đã chấm dứt hoặc không xảy ra.
Ngoài ra, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 66. Theo đó, sẽ rà soát và xem xét việc chấp hành pháp luật tài chính và áp đặt phụ phí của các hãng tàu biển nước ngoài có hợp lý hay không. Điều này sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến tháng 10.2014, có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, vận tải 88% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó đảm nhận gần 100% hàng hóa xuất khẩu đóng trong container xuất, nhập từ các thị trường như Châu Âu, Châu Mỹ, Bắc Mỹ.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ thanh tra 20 hãng tàu biển nước ngoài trong tháng 4