Trong đề án mô hình tổ chức Sở An toàn thực phẩm, UBND TP.HCM trình Chính phủ và các bộ ngành có liên quan sẽ có 1 giám đốc và không quá 3 phó, cùng với 6 phòng nghiệp vụ chức năng và 1 đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sau khi thành lập sẽ làm gì?

Hồ Quang | 07/10/2022, 15:03

Trong đề án mô hình tổ chức Sở An toàn thực phẩm, UBND TP.HCM trình Chính phủ và các bộ ngành có liên quan sẽ có 1 giám đốc và không quá 3 phó, cùng với 6 phòng nghiệp vụ chức năng và 1 đơn vị sự nghiệp công lập.

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ đề nghị góp ý dự thảo đề án thành lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM.

so-an-toan-thuc-pham-tphcm-se-co-1-giam-doc-va-3-pho-hinh-anh(1).png
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ trở thành Sở An toàn thực phẩm? - Ảnh: PV

Trong đề án thành lập Sở An toàn thực phẩm mà UBND TP trình các cơ quan chức năng trên có 1 giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Ngoài ra còn có 6 phòng nghiệp vụ gồm: Văn phòng sở, Phòng cấp phép, Phòng quản lý ngộ độc thực phẩm, Phòng quản lý chất lượng thực phẩm, Phòng thông tin - giáo dục truyền thông và Thanh tra Sở, cùng với 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở này là Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.

Trong đề án thành lập, Sở An toàn thực phẩm là đầu mối quản lý an toàn thực phẩm; nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho cộng đồng; xây dựng thực phẩm sạch trong sản xuất và kinh doanh phân phối, chống thực phẩm bẩn.

Sở sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kinh doanh đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Đồng thời, sở có chức năng cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy xác nhận - tiếp nhận; triển khai hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm...

Sở An toàn thực phẩm TP cũng thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về kiểm nghiệm thực phẩm; phối hợp với các sở, ngành kiểm tra hướng dẫn trong trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác sản phẩm, phòng chống thực phẩm giả; sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng cùng nhiều chức năng khác...

Theo UBND TP, sau 2 lần được thí điểm mô hình Ban quản lý an toàn thực phẩm cho thấy hiệu quả và đây là thời điểm chín muồi để thành lập Sở An toàn thực phẩm.

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới về vấn đề này, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM khẳng định, từ khi có ban này tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn TP đã an toàn hơn trước. “Sau 6 năm thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm, dù thực phẩm ở TP chưa an toàn tuyệt đối, nhưng chắc chắn đã an toàn hơn nhiều so với trước khi có ban”, bà Lan nói.

Bà Lan đã đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh thực phẩm TP hiện nay an toàn hơn trước, đó là các vụ ngộ độc đã giảm hơn so với trước; các cơ sở xử phạt nghiêm minh hơn, có tính răn đe hơn; đặc biệt, số mẫu thực phẩm lấy kiểm tra nhiều hơn nhưng mẫu vi phạm ít hơn.

“Để Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM hoạt động được hiệu quả hơn cần phải tổ chức một cách chuyên nghiệp. Đó chính là mô hình Sở An toàn thực phẩm”, bà Lan nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
16 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sau khi thành lập sẽ làm gì?