Trung Quốc tin rằng những đóng góp của Nhật Bản vào mạng lưới tên lửa do Mỹ dẫn đầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bất kỳ hoạt động tiềm năng nào chống lại Đài Loan.

Sợ Nhật hỗ trợ Mỹ xây dựng mạng lưới tên lửa tấn công chính xác, Trung Quốc sẽ tung đòn trừng phạt

Nhân Hoàng | 21/04/2021, 10:46

Trung Quốc tin rằng những đóng góp của Nhật Bản vào mạng lưới tên lửa do Mỹ dẫn đầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bất kỳ hoạt động tiềm năng nào chống lại Đài Loan.

4 ngày sau khi Mỹ - Nhật ra tuyên bố chung về Đài Loan (lần đầu sau 52 năm), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phá vỡ sự im lặng của mình tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao hôm 20.3, chống lại những gì ông coi là can thiệp của nước ngoài.

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại sự kiện: “Đánh lừa những người xung quanh hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của người khác sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào”.

Phản ứng của Trung Quốc với tuyên bố về Đài Loan đã tương đối hạn chế, tất cả đều được xem xét. Tuy nhiên, nhận xét của ông Tập Cận Bình không phải là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự bất mãn từ Trung Quốc.

"Chúng tôi khuyên Nhật Bản nên tránh xa câu hỏi về Đài Loan. Càng bị cuốn vào sâu, cái giá phải trả càng lớn", trích nội dung bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kể từ khi bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản - Mỹ gặp nhau vào tháng trước trong cuộc đối thoại "2 + 2", Trung Quốc ngày càng chỉ trích Nhật Bản, thậm chí miêu tả nước này như chư hầu của Mỹ, nhưng đôi khi tiết chế giọng điệu.

Quan điểm đó đã biến mất sau hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Mỹ tại Nhà Trắng hôm 16.4, theo Bonji Ohara, thành viên cấp cao của Tổ chức Hòa bình Sasakawa có trụ sở tại Tokyo.

Kể từ hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc coi Nhật Bản là đối tác của Mỹ và tin rằng nước này đang đưa ra thách thức chung chống lại Bắc Kinh. Trung Quốc vẫn đang cân nhắc các lựa chọn của mình, nhưng có thể sẽ tăng cường nhiều áp lực khác nhau chống lại Nhật Bản trong tương lai", ông nói.

so-nhat-ho-tro-my-xay-dung-mang-luoi-ten-lua-tan-cong-chinh-xac-trung-quoc-se-tung-don-trung-phat2.jpg
Người biểu tình Trung Quốc tuần hành phản đối quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku của Nhật Bản, được Trung Quốc tuyên bố là Điếu Ngư, vào tháng 9.2012

Cam kết của Nhật Bản với các trường hợp bất thường trên eo biển Đài Loan mang nhiều ý nghĩa với cả Mỹ và Trung Quốc hơn là Nhật có thể nhận ra.

Lấy ví dụ như Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương từ Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.

Trung Quốc sắp thiết lập một tuyến phòng thủ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có khả năng chống lại các mối đe dọa của Mỹ. Trừ khi Mỹ có thể phá vỡ tuyến phòng thủ này, nếu không sẽ không thể ngăn chặn cuộc tấn công quân sự giả định vào Đài Loan.

Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương được thiết kế để hướng tới tuyến phòng thủ này bằng mạng lưới tên lửa tấn công chính xác và các loại vũ khí khác dọc chuỗi đảo thứ nhất, kéo dài từ đảo Okinawa của Nhật Bản đến Đài Loan và Philippines. Trong một báo cáo hồi tháng 3.2021 trước Quốc hội, Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ đã yêu cầu chi khoảng 27,4 tỉ USD cho mạng lưới tên lửa trong 6 năm đến năm tài chính 2027. Xem chi tiết tại đây.

Trung Quốc tin rằng những đóng góp của Nhật Bản vào mạng lưới tên lửa do Mỹ dẫn đầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bất kỳ hoạt động tiềm năng nào chống lại Đài Loan.

Trung Quốc đã mạnh tay trong việc ban hành các biện pháp trả đũa nhằm vào các quốc gia khiến họ bị tổn thương nhiều nhất. Khi Hàn Quốc quyết định triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối do Mỹ phát triển vào năm 2016, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đóng băng du lịch đến Hàn Quốc và hạn chế nội dung giải trí nước này. Các sản phẩm của Hàn Quốc cũng bị tẩy chay trên khắp Trung Quốc.

Gần đây hơn, Trung Quốc đã áp đặt các hình phạt thương mại với than, rượu và thịt bò của Úc sau khi nước này kêu gọi điều tra về nguồn gốc coronavirus vào năm ngoái.

Các biện pháp trả đũa của Trung Quốc đặc biệt hiệu quả ở Hàn Quốc, nơi Tổng thống Moon Jae-in đang đấu tranh để đạt được sự cân bằng hợp lý giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù việc miễn cưỡng đứng về phía Mỹ có thể làm xói mòn lòng tin của chính quyền Biden, Hàn Quốc vẫn cảnh giác với việc khơi dậy cơn giận dữ từ Trung Quốc.

Chính phủ Hàn Quốc tuần trước cho biết Tổng thống Moon Jae-in sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng 5.2021, dù chưa có chương trình hội nghị thượng đỉnh nào được thiết lập.

Cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Trung Quốc dự kiến ​​sẽ gia tăng khi ông Tập Cận Bình tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba làm lãnh đạo Trung Quốc tại Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng 10.2022. Trả đũa Nhật Bản có thể giúp chính quyền Tập Cận Bình tăng cường áp lực chống lại Mỹ và các đối tác của nước này, đồng thời thỏa mãn những kẻ diều hâu ở quê nhà trong bối cảnh cuộc tranh giành quyền lực ngày càng gia tăng.

Các doanh nghiệp Nhật Bản có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả của đòn trả đũa này. Họ đã phải gánh chịu hậu quả của các tranh chấp ngoại giao trong quá khứ, từ thiệt hại về tài sản do các cuộc biểu tình chống Nhật Bản của người Trung Quốc đến các vụ bắt giữ. Vẫn còn phải xem cách Thủ tướng Yoshihide Suga có kế hoạch giao tiếp với các doanh nghiệp Nhật Bản và cùng nhau đối mặt với rủi ro chính trị - một trong nhiều thách thức mà liên minh của Nhật Bản với Mỹ phải đối mặt.

Bài liên quan
Đài Loan cảm kích Mỹ - Nhật về tuyên bố chung, Trung Quốc tức tối đáp trả
Trung Quốc phản đối tuyên bố chung, trong khi Đài Loan bày tỏ lòng biết ơn với Mỹ và Nhật Bản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tăng trưởng xanh là cốt lõi, nhưng quyết không 'tăng trưởng trước, dọn dẹp sau'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một trong 2 yếu tố cốt lõi, nhưng kiên quyết không chấp nhận mô hình "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sợ Nhật hỗ trợ Mỹ xây dựng mạng lưới tên lửa tấn công chính xác, Trung Quốc sẽ tung đòn trừng phạt