Ông Thái Tuấn - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Huê Viên, một cơ sở sản xuất bánh pía, lạp xưởng có tiếng ở Sóc Trăng, bị dư luận đặt nghi vấn về công trình Liên Hoa Bảo Tháp. Lâu dài, đây sẽ là là hình thức kinh doanh tâm linh? Và công trình xây tại vị trí lạ đời: ngay trong khu công nghiệp!

Sóc Trăng: Tân Huê Viên có ‘kinh doanh’ tâm linh?

Nguyên Việt | 10/09/2019, 15:59

Ông Thái Tuấn - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Huê Viên, một cơ sở sản xuất bánh pía, lạp xưởng có tiếng ở Sóc Trăng, bị dư luận đặt nghi vấn về công trình Liên Hoa Bảo Tháp. Lâu dài, đây sẽ là là hình thức kinh doanh tâm linh? Và công trình xây tại vị trí lạ đời: ngay trong khu công nghiệp!

Khi doanh nghiệp muốn làm công trình “thế kỷ”

Lâu nay, Tân Huê Viên đã thành lập điểm dừng chân, bày bán các sản phẩm bánh pía, lạp xưởng, ăn uống… trên khu đất rộng, ven quốc lộ 1, ngay cửa ngõ vào TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, thu hút khá đông khách. Đây là chuyện kinh doanh bình thường.

Sự việc chỉ khởi nguồn khi rộ lên thông tin, doanh nghiệp chuyên sản xuất lạp xưởng và bánh pía ở Sóc Trăng - Tân Huê Viên, thuê đất khu công nghiệp ngay gần điểm dừng chân này, rồi dựng tượng Phật nặng 19 tấn. Dư luận cho rằng đây là hình thức kinh doanh tâm linh!

Và những ngày qua, dư luậncó nhiều ý kiến trái chiều vềbước “khởi động” là lễ đúc tượng Phật Dược sư dát vàng vào ngày 14.8 vừa qua, tại khu công nghiệp An Nghiệp, xã An Hiệp, H.Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Khu vực này rộng 4,2 héc-ta, được Công ty Tân Huê Viên thuê của Nhà nước trong thời gian 49 năm. Sẽ có khu vực kinh doanh tâm linh ngay cạnh các nhà máy sản xuất công nghiệp?

Bản vẽ dự án Liên Hoa Bảo Tháp - Ảnh: Thanh Nguyên

Ông Thái Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tân Huê Viêncho biết điểm dừng chân ven quốc lộ 1 của ông là điểm du lịch cấp tỉnh. Muốn tạo “điểm nhấn” cho ngành du lịch của Sóc Trăng nên ông thuê khu đất liền kề nằm trong khu công nghiệp An Nghiệp để xây Liên Hoa Bảo Tháp vào đầu năm 2018. Theo ông Tuấn, dự án có tổng vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng. Liên Hoa Bảo Tháp có hình hoa sen, cao 68 mét, đường kính 119 mét, sức chứa phầntrệt khoảng 200 người.

Tầng trên của công trình này ông Tuấn cho đặt tượng Phật Dược sư bằng đồng cao 6,8 mét, nặng 19 tấn, dát 88 lượng vàng 24K. Lễ đúc tượng - như đã nói, được ông Tuấn tổ chức thực hiện vào ngày 14.8, kết hợp với hội nghị tri ân khách hàng. Khi PVđặt vấn đề về việc đặt tượng Phật Dược sư sẽ hình thành khu du lịch tâm linh, thờ cúng, thì ông Tuấn nói rằng mục đích của doanh nghiệp là muốn phục vụ du lịch, tạo điểm nhấn riêng biệt chứ không có thầy tu cúng bái theo kiểu thờ tự, tôn giáo.

“Vòng ngoài, tôi làm tường rào là kỳ quan Vạn Lý Trường Thành rồi, bên trong điểm du lịch là Quốc hoa Việt Nam. Thờ Phật Dược sư là cá nhân tôi, khách du lịch quỳ lạy thì đó là việc tự tín ngưỡng của họ. Đặt tượng Phật giống như tôi mua món đồ gì đó để vô chứ không phải cơ sở tôn giáo”, ông Tuấn lý giải.

Ông Tuấn bên hình tượng Phật Dược sư - Ảnh: Thanh Nguyên

Và trước đó, điều đáng quan tâm là khi mọi người đến tham quan điểm du lịch của ông Tuấn, sẽ ngắm nhìn hàng rào có hình dáng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Theo ông Tuấn, vì ông thích kỳ quan này nên đã xây hàng rào có hình dáng Vạn Lý Trường Thành chứ không có ý gì khác.

“Tôi không kinh doanh tâm linh”

Ông Tuấn cho biết rất bức xúc trước thông tin cho rằng công trình Liên Hoa Bảo Tháp của công ty ông bị dư luận đặt nghi vấn là một hình thức kinh doanh tâm linh. Ông Tuấn kể rằng, Tân Huê Viên có từ hơn 30 năm nay. Một thương hiệu đã có tiếng tăm thì làm sao kinh doanh tâm linh?

“Liên Hoa Bảo Tháp là công trình 2 năm trời của tôi, công trình còn có cơ sở sản xuất nữa. Còn khu cũ tôi sẽ dựng lại một khu chợ cổ trang. Tôi thấy Sóc Trăng mình không còn điểm nào hết. Mà thực sự tôi không có lời gì ở đây. Nếu bán 1 vé 5.000, 10.000 đồng hay vài chục ngàn, thì chừng nào tôi lấy vốn?”, ông Tuấn đặt vấn đề.

Về pho tượng Phật Dược Sư được tổ chức lễ đúc đồng và dự kiến dát 88 lượng vàng 9999, ông Tuấn cho rằng, thay vì mua tượng bên ngoài rồi để vào, thì ông muốn đúc tại đây. “Nhà của tôi, tôi muốn để gì mà không được, nhà nước đuổi thì tôi đem ra ngoài”, ông nói.

Lễ đúc tượng vào tháng 8 vừa qua, có nhiều nhà sư tham dự - Ảnh: Tân Huê Viên

Ông Tuấn còn phân tích và cho rằng Sóc Trăng chỉ ăn theo du lịch của tỉnh khác. Theo ông, khách đi tới Bạc Liêu thăm nhà thờ Cha Diệp, Phật bà Nam Hải rồi trên đường về mới ghé Sóc Trăng. Do đó, ông tìm cách để Sóc Trăng là một địa điểm mà khách phải tới. Ông đặt vấn đề rằng ở khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM), người ta đặt biết bao nhiêu tượng phật ở trong đó sao không bị phản ánh. Hay nhà người dân đặt tượng Phật Quan âm không ai tới kiểm tra?

Trả lời câu hỏi về thủ tục giấy phép đối với dự án Liên Hoa Bảo Tháp, ông Tuấn kể 1 câu chuyện mang màu sắc tâm linh rằng: “Từ lúc tôi thỉnh Phật ngọc về tới giờ, đã có 5 lần tôi nhìn thấy mưa xung quanh mà ở đây không mưa. Mảnh đất này đối với tôi rất đẹp, tôi muốn cống hiến. Tôi cầm bản vẽ lên Sở Xây dựng, họ hỏi tôi tại sao miếng đất này lại được xây công trình như vầy? Tôi nói tôi đã đi hỏi hết rồi, đây là dịch vụ. Không đầy đủ giấy phép sao tôi dám làm?”.

Liệu có thể làm trong khu công nghiệp?

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng, cho rằng: “Khu này Tân Huê Viên không bán vé, nếu bán vé thu tiền thì đó là hình thức kinh doanh. Như vậy thì mình sẽ tiếp tục, quá trình đi vào hoạt động mình sẽ giám sát vấn đề này”, ông Kiệt nói.

Ông Nguyễn Văn Kiệt - Phó ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng trả lời về dự án gây tranh cãi của Tân Huê Viên - Ảnh: Thanh Nguyên

Còn ông Trần Minh Lý, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao -Du lịch tỉnh Sóc Trăng, cũng cho rằng Công ty Tân Huê Viên đặt tượng Phật Dược sư theo phong tục tín ngưỡng dân gian, không phải hoạt động tôn giáo. Theo ông Lý, xây tượng Phật Dược sư giống như một số điểm du lịch xây tượng Phật Di lặc và Suối Tiên ở TP.HCM là một ví dụ.

“Công ty Tân Huê Viên thuê đất trên 40 năm, nếu hết hạn mà Nhà nước thu hồi thì doanh nghiệp phải tự chịu”, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng khẳng định.

Trong buổi làm việc của Sở TT-TT Sóc Trăng với nhiều phóng viên, nhà báo gần đây, có ý kiến cho rằng, dư luận đặt ra việc xây dựng Liên Hoa Bảo Tháp trên đất thuê trong khu công nghiệp, thời hạn là 49 năm. Nếu sau khihình thành và trở thành 1 địa điểm tâm linh được nhiều người đến thăm viếng thì khi hết thời hạn thuê đất cũng rất khó để thu hồi đất của dự án này.

Tuy nhiên, ông Ngô Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết không được doanh nghiệp hoặc các cơ quan liên quan trình báo về việc Công ty Tân Huê Viên làm lễ đúc tượng Phật Dược sư trong đất thuê của khu công nghiệp.

Hàng rào Vạn Lý Trường Thành của Tân Huê Viên - Ảnh: Thanh Nguyên

Tại Hội nghị Giao ban báo chí tháng 9.2019, một số cơ quan báo chí đặt thêm câu hỏi về các dự án của Tân Huê Viên, như ai cấp phép xây hàng rào giống như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, trông khá phản cảm,.. nhưng lãnh đạo Sở TT-TT, chỉ xin ghi nhận là và sẽ thông tin sau.

Dư luận cho rằng, đây chính là hình thức kinh doanh tâm linh, bởi ai sẽ ngăn cấm việc đốt nhang, tự do tín ngưỡng khi gặp tượng Phật. Đây là “ngôi chùa” núp bóng để được xây trong khu công nghiệp, bởi chùa thường cũng không thu tiền vào cổng?

Khu công nghiệp, theo luật quy định, là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp!

Thanh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sóc Trăng: Tân Huê Viên có ‘kinh doanh’ tâm linh?