Hàng loạt cửa hàng The KAfe tại các thành phố lớn đã đóng cửa, một kết thúc buồn cho biểu tượng Start-up Việt một thời. Sự việc này vô tình gợi lại những thương hiệu cà phê thế giới đã từng khá nổi danh ở Việt Nam nhưng sau đó lại âm thầm rút khỏi thị trường.

Sự thất bại của The KAfe gợi nhớ những thương hiệu cà phê đã rời VN

Anh Thư | 24/04/2017, 14:17

Hàng loạt cửa hàng The KAfe tại các thành phố lớn đã đóng cửa, một kết thúc buồn cho biểu tượng Start-up Việt một thời. Sự việc này vô tình gợi lại những thương hiệu cà phê thế giới đã từng khá nổi danh ở Việt Nam nhưng sau đó lại âm thầm rút khỏi thị trường.

Doanh nhân Hoàng Khải, ông chủcửa hàng Gloria Jean’s Coffees cuối cùng tại Việt Nam (nằm ởquận 7, TP.HCM), mới đây đãthông báo về việc cửa hàng phải đóng cửa do công ty mẹ bên Úc đã hết hạn hợp đồng với công ty phía Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc hành trình hơn 10 năm tham gia thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền, kể từ năm 2006.

Theo ông Khải, Gloria Jean’s Coffeeskhông biết cách thâm nhập vào một thị trường cà phê béo bở như Việt Nam, không chịu đào sâu nghiên cứu thị trường, có cửa hàng thì đóng cửa do chi phí thuê mặt bằng quá cao.

Nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới khác cũng gặp tình trạng tương tự Gloria Jean’ Coffees tại Việt Nam.

Trong đó không thể không kể đến chuỗi cửa hàng cà phê NYDC, khá nổi tiếng nhưng cũng phảiđóng cửa từ tháng 7.2016,sau 7 năm hoạt động dưới sự quản lý của SUTL Group (Singapore), vớitham vọng ban đầu là mở 20 cửa hàng trong 5 năm, vốn đầu tư 300.000 USD/cửa hàng.

Ban đầu, đối thủ trực tiếp củaNYDC chỉ có Gloria’s Jeans và TheCoffe Bean & Tea Leaf. Tuy nhiên, sau đósự cạnh tranh khốc liệt của các chuỗi cà phê trong nước như The Coffee House, Phuc Long, Urban Station,Highlands...cùng sự xuất hiện của chuỗi thương hiệu quốc tế như Starbucks đã khiến NYDC không thể trụ được nữa, cộng thêm chi phí thuê mặt bằng quá cao không đủ bù chi phí vận hành dẫn đến thua lỗ.

Một thương hiệu cà phê nổi tiếng tại châu Âu vàthế giới là Illy vào Việt Nam không lâu cũng phải ra đi,với thành tích chỉ 2 cửa hàng ngay trung tâm TP.HCM.

Quán cà phê Illy đã không còn

Đồng hương của Illy là The Coffee Inn cũng không khá hơn, dù xuất hiện với mô hình một trong những quán cà phê kem Ý đầu tiên, tạo nên trào lưu cà phê đá xay tại Hà Nộiđầu năm 2013.

Từ giữa năm 2014, The Coffee Inn bắt đầu phát triển chậm lại,khách hàng bắt đầu chuyển sang uống cà phê tại Starbucks - thương hiệu ngoại mới xuất hiện khi đóvà Highland Coffee lúc này bắt đầu mở rộng, thay đổi chính sách giá.


The Coffee Inn từng được giới trẻ đánh giá là quán cà phê "chất"

Áp lực tiền thuê mặt bằng và chi phí vận hành, trong khi doanh thu không đủ bù đắp, The Coffee Inn bắt đầu gặp khó. Đến tháng 9.2016, cửa hàng cuối cùng ở Hà Nội đóng cửa đánh dấu sự chấm hết củaThe Coffee Inn.

Có thể thấy bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thì giá thuê mặt bằng là nguyên nhân chung khá lớn khiến nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới không thành công tại Việt Nam, mà thời điểm ra đi vô tình lại rơi vào năm 2016, dù xuất phát điểm của họ khác nhau.

Mặt bằng chính là rào cản lớn nhất

Việc kinh doanh cà phê, đặc biệt là khi phát triển thành chuỗi chưa bao giờ là một điều dễ dàng, kể cả với những thương hiệu ngoại nổi tiếng.

Yếu tố quyết định tới thành công trong việc phát triển cà phê chuỗi chính là địa điểm, sản phẩm khác biệt và sự nghiên cứu thị trường cẩn thận.Tuy nhiên, để có được điều kiện tốt nhất ở cả 3 yếu tố trên khôngdễ.

Bên cạnh đó, mặt bằng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hệ thống, là rào cản lớn nhất bởi các đơn vị đến trước đã gần như chiếm lĩnh hết những vị trí thuận lợi, còn địa điểm mình thích, muốn thuê thì chủ tỏ rarất khó hợp tác, hoặc đưa ra mức giá quá cao.

Không những vậy, thói quen uống cà phê của phần lớn người trẻ Việt Nam là "không chung thủy", họ cầntrải nghiệm không gian. Nếu cà phê không ngon, không đặc biệt thìsau một lần đến người dùng sẽ đi tìm quán khác mới lạ hơn.

A.Thưtổng hợp từ Zing
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thất bại của The KAfe gợi nhớ những thương hiệu cà phê đã rời VN