Đó là quan điểm của nhiều độc giả và cả luật sư sau thông tin sư Thích Thanh Toàn xin Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc giữ lại tài sản trị giá 200-300 tỉ đồng khi hoàn tục.

'Sư Thích Thanh Toàn giữ lại tài sản 200-300 tỉ khi hoàn tục là không chấp nhận được'

Phạm Hồng Quân | 08/10/2019, 09:08

Đó là quan điểm của nhiều độc giả và cả luật sư sau thông tin sư Thích Thanh Toàn xin Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc giữ lại tài sản trị giá 200-300 tỉ đồng khi hoàn tục.

Xem thêm:Bị nhắc nợ, dọa giết dù không vay tiền, thanh niên xăm trổ tới FE Credit đòi gặp giang hồ

Cụ ông U80 ở TP.HCM trộm xe máy, phóng như bay khi bị các thanh niên truy đuổi

Tự xưng bảo kê tuyến đường gọi điện nhờ xóa status tố cáo CSGT Vĩnh Phúc

Người đánh thanh niên tranh cãi với CSGT Hưng Yên: 'Miếng cơm manh áo của bố mày'

Đại đức Thích Thanh Toàn (sinh năm 1976 ở Quảng Trị, làm trụ trì chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008) đã được phép hoàn tục sau khi trình bày nguyện vọng hôm 5.10. Trước đó, Thích Thanh Toàn thừa nhận có những hành động ảnh hưởng đến giáo hội (gồm cả chuyện vướng nghi vấn gạ tình nữ phóng viên)và cảm thấykhông xứng đáng làm người xuất gia.

Tờ trình xin xả giới hoàn tục của Thích Thanh Toàn.

Ông đề nghị bàn giao chùa Nga Hoàngcho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, nhưng xin giữ lại toàn bộ tài sản đứng tên mình.

Trong clip cuộc họp chiều 5.10 với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, Thích Thanh Toàn gây sốc khi khoe tài sản trị giá khoảng 200-300 tỉ đồng và tuyên bố nếu muốn có thể cưới vợ, ăn chơi thoải mái sau khi hoàn tục mà không sợ bất cứ thế lực nào cả.

Về chuyện Thích Thanh Toàn xin giữ lại tài sản cá nhân, đại đức Thích Tâm Vượng, Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết giáo hội sẽ tiếp quản chùa Nga Hoàng và không can thiệp tài sản đứng tên sư Toàn. Sắp tới Giáo hội Vĩnh Phúc sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và Thích Thanh Toàn để xác minh nguồn gốc tài sản của ông ta.

Tài sản đối với người tu hành có 2 loại. Một là tài sản thuộc cơ sở tôn giáo, hai là tài sản thuộc sở hữu cá nhân. Đành rằng những tài sản mang tên chủ sở hữu là thế danh của thầy Toàn được phật tử cúng dường, biếu tặng trong thời gian thầy Toàn làm trụ trì chùa Nga Hoàng nhưng vẫn phải tuân thủ pháp luật hiện hành.

Nếu phật tử cúng pho tượng ngọc trị giá hàng tỉ đồng cho thầy Toàn đặt ở chùa Nga Hoàng thì pho tượng vẫn là tài sản của chùa Nga Hoàng, thầy Toàn không được mang đi. Nhưng nếu phật tử biếu cho thầy cái xe máy, ôtô, thầy Toàn đi đăng ký với thế danh của thầy thì đó là tài sản cá nhân của thầy, được pháp luật bảo hộ. Giáo hội không thể thu hồi tài sản thuộc sở hữu cá nhân của thầy Toàn.

Dẫu đất đai có lên tới 2.000-3.000m2 mà không nằm trong sổ đỏ của chùa Nga Hoàng, do thầy Toàn mua bán hợp pháp thì đương nhiên thầy Toàn được quyền sở hữu.

Người ta đã xả giới, ra đời thì người ta cũng cần phải có cái nguồn để sinh sống. Tài sản đó thầy cũng có ăn trộm ăn cắp đâu”, đại đức Thích Tâm Vượng chia sẻ với Tuổi trẻ.

Dù vậy, nhiều người cho rằng khối tài sản 200-300 tỉ có được từ việc Phật tử cung tiến cho nhà chùa, thế nên việc sư Toàn giữ lại sau khi hoàn tục là không thể chấp nhận được.

“Vào chùa tu với hai bàn tay trắng, bây giờ hoàn tục ra đi cũng hai bàn tay trắng vậy mới công bằng. Chùa đâu phải nơi để kiếm tiền và tích cóp tài sản”;

“Tài sản các Phật tử cúng dường cho thầy vì thầy là nhà sư. Đó là cho hay tặng có điều kiện. Một khi điều kiện không được đáp ứng, thầy không còn tu hành nữa thì họ có thể đòi lại nếu chứng minh đã tặng hay cho”;

“Nếu người dân, phật tử đi cúng chùa, cúng dường đừng bỏ tiền mà chỉ thắp nhang thôi thì trụ trì làm gì mua được đất, xe và có tài sản riêng? Nếu tâm không thiện thì đừng đi tu”;

"Nếu cho ông ta giữ khối tài sản lớn vậy thì tạo tiền lệ xấu. Một số bạn trẻ nói giỡn với nhau là muốncó tiền tỉ thì cạo đầu đi tu, sau khi có đủ vốn làm ăn thì hoàn tục"...

Theo Thanh Niên, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư Hà Nội)cũng không đồng tình với chuyện Thích Thanh Toàn giữ lại tài sản cá nhân.

Sư thầy lấy tiền đấy ở đâu ra. Đi vào chùa với hai bàn tay trắng mà hoàn tục lại có tiền. Thế thì phải chăng ở giáo hội này là nơi kiếm tiền? Sư thầy không buôn bán thì chỉ có xác suất là tiền của chúng sinh đóng góp cho nhà chùa thông qua thầy. Không phải đóng góp cho thầy thì cái này là của giáo hội, giáo hội phải nhận lấy. Giáo hội không nhận thì trả lại nhân dân. Còn cá nhân thầy Toàn thì phải khẳng định thầy không có tiền. Bây giờ phải xác định tài sản đó có từ nhà chùa này. Trừ khi sư Toàn chứng minh được có một khoản thừa kế, hồi môn. Nhưng thầy Toàn phải chứng minh điều đó thì mới khẳng định tài sản của mình”, luật sư Trương Anh Tú chia sẻ.

Trên Dân Trí, lãnh đạo UBND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) tiết lộcơ quan này đã ra thông báo đề nghị thu hồi 5.790,9 m2 đất tại chùa Nga Hoàng doThích Thanh Toàn tự ý mua, chuyển nhượng với người dân địa phương, không thông qua chính quyền địa phương.

Theo báo cáo của huyện Tam Đảo, tổng diện tích đất đai khu vực chùa Nga Hoàng là 20.906,4 m2. Chính quyền địa phương xác định, từ khi về trụ trì chùa Nga Hoàng năm 2008, Thích Thanh Toàn đã có hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai với người dân địa phương ở xã Hợp Châu không thông qua chính quyền địa phương, với tổng diện tích là 5.790,9 m2 (nguồn gốc đất là đất ruộng nhận chuyển nhượng của các hộ dân xã Hợp Châu, nhà chùa chưa xây dựng, hiện các hộ dân đang trồng lúa gồm 14 hộ, tổng diện tích 3.937,2 m2 và 1.853,7 m2 đất thủy lợi).

"Toàn bộ diện tích gần 6.000 m2 đất nói trên sư Toàn bố trí làm đường, đào ao, một số để không chưa làm gì. Toàn bộ diện tích này là do sư Toàn bỏ tiền ra mua, chuyển nhượng, nhưng không thông qua chính quyền địa phương nên chưa thể sang tên được. Diện tích này sư Toàn nói là của riêng mình, không liên quan đến chùa Nga Hoàng”, lãnh đạo UBND huyện Tam Đảo nói.

Cũng theo vị lãnh đạo trên, UBND huyện đã ra thông báo đề nghị giao lại toàn bộ diện 5.790,9 m2 đất nói trên cho UBND xã Hợp Châu quản lý.

Khi phóng viên thắc mắcsư Toàn lấy tiền đâu để mua và chuyển nhượng được diện tích đất lớn như vậy, vị lãnh đạo UBND huyện Tam Đảo trả lời: "Cái này chúng tôi chịu, không rõ sư Toàn lấy tiền đâu mà mua, chuyển nhượng đất như vậy".

Theo báo cáo của UBND huyện Tam Đảo, từ năm 2014 đến năm 2019,Thích Thanh Toàn liên tục có những hoạt động sử dụng đất và xây dựng các công trình trái phép, gồm: 1 cổng tam quan bên đồi Phúc Hòa (xây dựng năm 2014); bệ, tượng Phật A di đà 4m2, cao khoảng 3m (xây dựng năm 2015); đàn tế 1 bục diện tích khoảng 5m2, 1 nhà diện tích khoảng 20m2 (xây dựng năm 2015),...

Từ những sai phạm liên tiếp của sư Toàn, UBND xã Hợp Châu đã ra 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và phạt tổng cộng 14 triệu đồng.

Lãnh đạo UBND huyện Tam Đảo cho biết thêm, trên cơ sở vi phạm của sư Toàn, đơn vị này đã kiến nghị, đề xuất với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn xử lý, giải quyết những hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sử dụng trái đất trái pháp luật của ông ta tại khu vực chùa Nga Hoàng. Sở Xây dựng tỉnh hướng dẫn xử lý, giải quyết những hoạt động xây dựng các công trình trái pháp luật tại khu vực chùa Nga Hoàng.

Xem thêm:Sư Thích Thanh Toàn khoe tài sản 200-300 tỉ, nói có thể cưới vợ, ăn chơi khi hoàn tục

Thầy U60 quên tắt máy chiếu chăm chú xem ảnh chân dài sexy, cả lớp nhốn nháo

Bà mẹ 2 con bị người tình sát hại, bỏ xác ở nghĩa trang vì nghi 'bắt cá 2 tay'?

Đến phố đèn đỏ Nhật quay lén gái bán dâm và trả giá, YouTuber Việt phải nhảy cầu trốn

Vừa về làm dâu chủ nhà nghỉ, nữ sinh xinh như hoa bị phát hiện môi giới mại dâm

Clip chân dài đi bộ giữa đường Hà Nội lúc nửa đêm mặc ô tô bấm còi

Phó chủ tịch xã Long Bình trộm nhiều quần lót của mỹ nữ: Bệnh hoạn hay loạn dục?

'Các tòa nhà băm nát, phá tầm nhìn đèo Mã Pì Lèng, chỉ đem đến công việc cho vài người'

Clip tài xế ô tô ở Quảng Nam ốm đòn vì đánh võng cà khịa xe bán tải phía sau

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
7,2 tỉ USD có thể chảy vào Việt Nam ngay khi thị trường chứng khoán được nâng hạng
33 phút trước Tài chính và đầu tư
Ước tính, khoảng 7,2 tỉ USD vốn gián tiếp nước ngoài sẽ chảy vào thị trường Việt Nam ngay sau khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Việc này cũng mang lại 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Sư Thích Thanh Toàn giữ lại tài sản 200-300 tỉ khi hoàn tục là không chấp nhận được'