Trang Business Insider khẳng định không quân CHDCND Triều Tiên đông nhưng không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại, từ đó câu chuyện sức mạnh không quân Triều Tiên chỉ là chuyện hài.

Sức mạnh không quân Triều Tiên chỉ là chuyện hài

22/06/2018, 14:34

Trang Business Insider khẳng định không quân CHDCND Triều Tiên đông nhưng không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại, từ đó câu chuyện sức mạnh không quân Triều Tiên chỉ là chuyện hài.

Lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra một chiếc MiG-29 - Ảnh: KCNA

Theo báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) về quân đội Triều Tiên, không quân Triều Tiên có 110.000 sĩ quan và thợ máy chăm sóc khoảng 1.650 chiếc máy bay, gồm 820 chiến đấu cơ, 30 máy bay do thám, 330 máy bay vận tải.

IISS viết: “Trong thời chiến, lực lượng này có khả năng một đợt tấn công chiến lược ngắn hạn và đánh bom chiến thuật, cùng khả năng mở một cuộc tấn công bất ngờ”.

Báo cáo còn nêu: “Vì số máy bay quân sự rải khắp Triều Tiên nên không quân có thể thực hiện các phi vụ tấn công cơ sở chỉ huy, hệ thống phòng không và cơ sở công nghiệp của địch mà không cần phải tái bố trí số máy bay”.

IISS nói không quân Triều Tiên chủ yếu là chiến đấu cơ và máy bay ném bom do Nga sản xuất. Chiến đấu cơ MiG-29 là “oách” nhất nhưng chỉ có vài chục chiếc, cộng với 46 chiếc MiG-23 và khoảng 30 chiếc tiêm kích Su-25.

Số máy bay còn lại cũ hơn, kém khả năng hơn: các loại chiến đấu cơ MiG-15, MiG-17/J-5, MiG-19/J-6, MiG-21/J-7 và máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28/H-5.

Toàn bộ số máy trên được Nga sản xuất những năm 1980, và IISS nói chúng không thể chịu nổi môi trường chiến tranh điện tử hiện đại. Trong khi đó, hầu hết máy bay Mỹ đều có khả năng gây nhiễu và tàu sân bay Mỹ có thể chở các máy bay chuyên về chiến tranh điện tử.

Bên cạnh đó, Mỹ-Hàn Quốc đều có khả năng theo dõi máy bay Triều Tiên bằng vệ tinh, máy bay không người lái trinh sát, nên sẽ đánh tan bất kỳ cuộc tấn công nào mà Triều Tiên có thể phát động.

Điều tệ hại hơn số máy bay cũ kỹ của Triều Tiên, là phi công Triều Tiên không được huấn luyện. Vì Triều Tiên lệ thuộc Trung Quốc về xăng máy bay và danh mục này bị cấm vận từ lâu nay, nên Triều Tiên phải gìn giữ số nhiên liệu ít ỏi.

Điều này có nghĩa phi công không có nhiều số giờ bay, không có thời gian rèn luyện trong thế giới thật, và đương nhiên không thể rèn luyện khả năng chống máy bay địch.

Năm 2015 từng có video quay cảnh phi công Triều Tiên đi bộ vòng quanh, trên tay cầm máy bay đồ chơi để tập luyện, trước sự hớn hở của lãnh đạo Kim Jong-un. Cảnh quay khác chiếu phi công ngồi trên máy giả tập bay, một công cụ phổ biến của không quân các nước.

Vì lý do đó, Triều Tiên dựa hẳn vào cơ sở chống bom dưới đất cho máy bay, sử dụng tên lửa đất đối không để chiến đấu trong bất kỳ cuộc không chiến nào.

IISS kết luận: không quân Triều Tiên có thể có nhiều máy bay do Nga sản xuất hơn Mỹ-Hàn Quốc, nhưng thực tế thì sức mạnh của lực lượng này chỉ là câu chuyện hài.

Trung Trực (theo Business Insider)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sức mạnh không quân Triều Tiên chỉ là chuyện hài