Thường xuyên bị đau nhức chân tay, nhất là xương sống bị nhói đau, bệnh nhân tìm đến kiểm tra thì được bác sĩ kết luận bị thiếu canxi. Bệnh nhân cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không biết sao mình lại thiếu canxi trong khi hàng ngày vẫn thường xuyên bổ sung canxi và vitamin D.

Tại sao bổ sung canxi đầy đủ, phụ nữ vẫn bị loãng xương?

Hồ Quang | 02/06/2017, 14:47

Thường xuyên bị đau nhức chân tay, nhất là xương sống bị nhói đau, bệnh nhân tìm đến kiểm tra thì được bác sĩ kết luận bị thiếu canxi. Bệnh nhân cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không biết sao mình lại thiếu canxi trong khi hàng ngày vẫn thường xuyên bổ sung canxi và vitamin D.

Canxi chưa làm nên “bức tường”

Mới đây chị T.N.T (42 tuổi, ngụ ở TP.HCM) tìm đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức khắp cơ thể; đặt biệt chị T. than đau nhức xương sống và chân tay rất nhiều. Mỗi lần ngủ chị trở qua, trở lại thì nhói đau, chị không đủ sức khỏe để làm việc.

Qua thăm khám và làm các kỹ thuật cận lâm sàng, bác sĩ kết luận chị T. bị thiếu hụt canxi trầm trọng. Quá bất ngờ trước kết luận trên của bác sĩ, chị T. thốt lên: “ Làm sao có chuyện đó được?”.

“Sau mỗi lần sinh nở và bắt đầu bước qua tuổi 40, tôi luôn có ý thức bổ sung canxi mỗi năm vài đợt, có uống cả vitamin D theo hướng dẫn. Vậy nhưng gần đây khi thấy xương sống và chân hay mỏi, nhức, đi khám thì bác sĩ kết luận bị loãng xương khiến tôi rất hoang mang”, chị T. phần trần.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) việc bổ sung canxi và vitamin D vẫn chưa đủ để phụ nữ chống lại tình trạng loãng xương, mất xương, tiêu xương.

Phân tích của giáo sư Bay cho thấy can xi là thành phần chính cấu tạo nên xương, vitamin D là chất vận chuyển giúp dẫn tối đa lượng canxi đến xương. Tuy nhiên, không nhiều phụ nữ biết rằng nội tiết tố nữ estrogen là hormone giúp canxi gắn chặt vào khung xương.

“Nếu coi xương là khung nhà, thì canxi là những viên gạch để xây nhà, vitamin D là bàn tay của người thợ đưa gạch vào từng bức tường, và nội tiết tố nữ estrogen chính là xi măng giúp gắn gạch thành những bức tường liền khối. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen thì dù có bổ sung bao nhiêu canxi và vitamin D cũng không thể cải thiện được mật độ xương”, giáo sư Bay giải thích.

Bà Bay cho biết, có khá nhiều phụ nữ bổ sung đủ canxi và vitamin D như chị T. nhưng vẫn bị loãng xương đau nhức. “Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc, tôi uống canxi đầy đủ, thậm chí thực phẩm bổ sung hàng ngày cũng chú trọng hơn nhưng vẫn bị loãng xương, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh. Vậy nhưng, các chị em không hề biết rằng chỉ bổ sung canxi thôi là chưa đủ, khi cơ thể thiếu hụt nội tiết tố hay còn gọi là estrogen thì việc tổng hợp canxi vào xương bị hạn chế cũng như sự lão hóa nhanh của hệ xương dẫn đến việc loãng xương nhanh hơn”, giáo sư Bay chia sẻ.

Làm gì để tạo “bức tường”cho xương?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa estrogen là một hormone được buồng trứng tiết ra từ giai đoạn dậy thì. Estrogen đạt nồng độ cao và ổn định ở tuổi thanh xuân và bắt đầu suy giảm dần khi phụ nữ ngoài 30 tuổi, sau sinh nở. Estrogen suy giảm mạnh khi phụ nữ bước vào 40 đến 50 tuổi (giai đoạn tiền mãn kinh) và ngừng sản xuất khi bước vào tuổi ngoài 50 tuổi (giai đoạn mãn kinh)

Đó chính là nguyên nhân vì sao sau tuổi 30, sau sinh nở phụ nữ thường dễ mắc các bệnh xương khớp hơn so với phụ nữ trẻ. Và khi bước qua tuổi ngoài 40, ngoài 50 thì phụ nữ gần như phải chung sống với các bệnh xương khớp khó chịu của mình.

Ngoài loãng xương, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ trong giai đoạn này còn gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe phụ nữ. Làn da bị nám, sạm đen và nhăn nheo, chùng xuống…

Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết giải pháp tự nhiên và an toàn nhất đó là bổ sung nội tiết tố estrogen thảo dược từ mầm đậu nành. Đây được xem là giải pháp rất hữu ích cho phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, mang đến một cuộc sống trọn vẹn và viên mãn.

Bác sĩ Thanh cho rằng trong rất nhiều thực phẩm được nghiên cứu thì hạt đậu nành khi nảy mầm chứa hàm lượng cao nhất isoflavone (1 chất có cấu trúc gần giống estrogen của cơ thể, được gọi là estrogen thảo dược). Các phụ nữ có tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen có thể dễ dàng bù đắp bằng cách bổ sung estrogen thảo dược từ mầm đậu nành. Estrogen thảo dược có trong mầm đậu nành là estrogen có nguồn gốc thực vật nên an toàn, dễ hấp thu, tự đào thải ra ngoài nếu dư thừa và không có tác dụng phụ, phụ nữ có thể sử dụng không cần có chỉ định của bác sĩ.

“Sau 30 tuổi phụ nữ nên bổ sung estrogen thảo dược, còn khi bước vào độ tuổi ngoài 40 (giai đoạn tiền mãn kinh), lượng estrogen bị suy giảm rất nhiều rất cần thiết phải bổ sung. Đặc biệt, phụ nữ bước vào độ tuổi ngoài 50 (giai đoạn sau mãn kinh), estrogen ngừng tiết nên đây là giai đoạn cực kỳ cần bổ sung nội tiết tố nữ”, bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao bổ sung canxi đầy đủ, phụ nữ vẫn bị loãng xương?