Cả Sài Gòn có kiếm được 1.700 người đủ trình độ thưởng thức và thích nhạc giao hưởng để ra Thủ Thiêm nghe hàng tuần không? Cái này thì tôi chịu. Tôi bảo là có khách nước ngoài. Chả lẽ 6,4 triệu khách nước ngoài vào thành phố trong năm 2017, không có nổi 5% người thích nghe nhạc giao hưởng Việt Nam? Ý kiến lập tức bị dập. Khách du lịch qua là họ trải nghiệm văn hóa bản địa. Giao hưởng mình có hay cũng không thể bằng họ một góc của họ được. Ế là cái chắc. Bù lỗ, nuôi cả bộ máy cho mạt luôn.

Tại sao lại phản đối nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ?

13/10/2018, 09:44

Cả Sài Gòn có kiếm được 1.700 người đủ trình độ thưởng thức và thích nhạc giao hưởng để ra Thủ Thiêm nghe hàng tuần không? Cái này thì tôi chịu. Tôi bảo là có khách nước ngoài. Chả lẽ 6,4 triệu khách nước ngoài vào thành phố trong năm 2017, không có nổi 5% người thích nghe nhạc giao hưởng Việt Nam? Ý kiến lập tức bị dập. Khách du lịch qua là họ trải nghiệm văn hóa bản địa. Giao hưởng mình có hay cũng không thể bằng họ một góc của họ được. Ế là cái chắc. Bù lỗ, nuôi cả bộ máy cho mạt luôn.

TP.HCM muốn xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ ở Thủ Thiêm - Ảnh: Zing

Cà phê CK cuối tuần vừa rồi bỗng rôm rả hẳn lên với dự án “Xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ ở Thủ Thiêm”. Chuyện rất bình thường ở xứ người, và cả xứ ta bỗng dưng dậy sóng. Ban đầu còn ý kiến nhỏ nhẹ, rồi tranh luận gay gắt và cãi nhau nảy lửa. Suýt nữa thì choảng nhau như hai đội bóng nữ Sài Gòn và Than Khoáng Sản vào tối thứ 6 vừa rồi. May có “lực lượng đặc nhiệm” can thiệp, kéo dãn cự ly các đối thủ và giúp hạ hỏa nên cứu cho cả hội một bàn thua trông thấy. Không chừng còn vỡ hội cà phê CK cuối tuần.

Nói vậy mới thấy độ nóng của vấn đề. Nhà hát giao hưởng là mơ ước tầm cao chứ không chỉ trung bình, là công trình phúc lợi tinh thần hoành tráng nhất cả nước, đâu có tội tình gì. Tự dưng “họa vô đơn chí”. Bị phản đối. Đúng là oan gia. Bản thân thôi, mang tiếng là thầy giáo thỉnh giảng các trường đại học nhưng điếc đặc về nhạc giao hưởng. Dù không có nhu cầu nhưng vẫn ủng hộ và mong muốn thành phố có nhà hát giao hưởng tầm cỡ. Ước mơ không tốn tiền và không có lỗi? Tôi chỉ nghĩ đơn giản, có dự án là có thêm nhiều việc làm và dĩ nhiên là rất nhiều người được hưởng lợi. Không bổ ngang thì bổ dọc. Mình dốt không thích xem thì để thiên hạ xem. Thậm chí vào chụp hình tự sướng rồi nổ “tao cũng vừa đi nghe nhạc giao hưởng” với bạn bè cả trong và ngoài nước, cũng oách chán.

Lãnh đạo thành phố chắc cũng đoán được việc này nên nhanh chóng họp khẩn và quyết định thông qua dự án một cách thần tốc bất ngờ. Hành động thể hiện tầm nhìn và sự quan tâm của lãnh đạo thành phố với đời sống văn hóa tinh thần của người dân bị phê phán kịch liệt. Đùng một cái, tôi bị vạ lây vì là người ủng hộ. Thậm chí có đứa còn đòi khai trừ tôi ra khỏi hội vì nghi ngờ tôi có lợi ích nhóm trong dự án. Tôi bỗng giận dự án, vì nó mà tôi suýt mất bạn bè. Về nhà kể chuyện, vợ phán “mất bạn này thì tìm bạn khác, có người còn mất vợ, có người bị cha mẹ từ vì dự án này đấy”. Gay thật.

Tôi đâm hoang mang, lập trường ủng hộ bị lung lay dữ dội. Phe phản đối áp đảo, ra đòn tới tấp, không kịp chống đỡ. Nào là thời điểm không phải lúc. Thành phố thiếu gì chuyện cấp bách và cần thiết gấp cả chục, thậm chí cả trăm lần hơn. Thủ Thiêm là mảnh đất lằm người nhiều oan. Dân kêu trời chưa thấu. Thanh tra chính phủ kết luận bước đầu có nhiều sai phạm, chưa được thành phố rốt ráo xử lý. Nghe đâu đang tính cả dự án làm quảng trường lớn nhất nước. Dự án tốt nhưng không đúng lúc, đúng chỗ. Vô duyên hơn cả việc đi đám ma mà cứ bô bô kể chuyện tiếu lâm vậy.

Nào là dự án sẽ đội vốn. Cả Sài Gòn có kiếm được 1.700 người đủ trình độ thưởng thức và thích nhạc giao hưởng để ra Thủ Thiêm nghe hàng tuần không? Cái này thì tôi chịu. Tôi bảo là có khách nước ngoài. Chả lẽ 6,4 triệu khách nước ngoài vào thành phố trong năm 2017, không có nổi 5% người thích nghe nhạc giao hưởng Việt Nam? Ý kiến lập tức bị dập. Khách du lịch qua là họ trải nghiệm văn hóa bản địa. Giao hưởng mình có hay cũng không thể bằng họ một góc của họ được. Ế là cái chắc. Bù lỗ, nuôi cả bộ máy cho mạt luôn.

Tôi nghĩ khác. Bí quá thì cho thuê làm đám cưới, sinh nhật, sự kiện; lấy giá thật cao. Các đại gia thừa tiền tha hồ thể hiện đẳng cấp. Đố nước nào tổ chức được mấy việc đó trong nhà hát giao hưởng. Lại có thêm kỷ lục thế giới. Rồi cho thuê làm phim trường và kính thưa các loại cuộc thi không tài nào nhớ hết tên. Hay là làm nhà văn hóa nhân dân cho đủ thứ hội đoàn sinh hoạt. Chưa kể, số đủ trình độ thưởng thức thì hiếm nhưng số đi xem cho biết để thể hiện đẳng cấp văn hóa, dù không hiểu gì thì vô thiên lủng. Nếu biết phát động và được các hội đoàn ủng hộ thì phong trào đi xem nhà hát nhạc giao hưởng sẽ bùng phát. Sài Gòn là thành phố có tỷ lệ dân và các bạn trẻ, đặc biệt là dân nghèo đi xem nhạc giao hưởng cao nhất thế giới. Lại thêm guiness toàn cầu. Tôi nghĩ, chắc chắn lãnh đạo đã tính, có phương án cụ thể, không đến nỗi lỗ nhiều. Lỡ có lỗ, đã có phương án bù?

Trong hội có mấy xưa từng là văn công của sư đoàn, giờ vẫn theo nghề, phản đối quyết liệt. Tôi cứ tưởng giới nghệ sĩ phải ủng hộ mạnh nhất. Có đứa bảo “Hết nói, á khẩu luôn rồi”. Năn nỉ mãi, nó mới hậm hực. Hàng chục nhà hát ở thành phố xuống cấp, sao không lấy tiền đó sửa chữa? Cải lương và các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng tàn lụi, sao không tìm cách vực dậy. Trước đây, thành phố có nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Cũ nhưng vẫn dùng tạm được. Lãnh đạo quan tâm cho xây mới. Xây xong, không dùng được vì thiết kế không phù hợp. Cũng giống như bắt dân miền núi đi biển đánh cá vậy… và …

Tôi đang bị stress. Nhức đầu quá. Vợ tôi nói tôi ba phải. Thật lòng, tôi muốn ủng hộ dự án nhưng phe kia không chỉ đông mà cón đưa nhiều lý do không cãi được. Thôi, đành rút lại sự ủng hộ ban đầu nhưng cũng không phản đối. Tự an ủi “Mọi việc lớn đã có nhà nước lo. Việc nhỏ của mình là ráng cày để có thêm nguồn đóng hụi hàng tháng cho vợ vui. Vợ vui là mình vui. Chỉ mong được vậy”.

Trần Trung Dân

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao lại phản đối nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ?