Nhà dân tại huyện Minh Hóa (Quảng Bình) bị sập hơn 125 căn, tất cả đều rơi vào các hộ nghèo. Bão đã dập nát ước mơ thoát nghèo của người dân vùng rẻo cao nơi đây, đến xóm làng nào cũng thấy tan hoang, đổ vỡ...
Chịu bị thương đểcứu cháu thoát chết
Bà Đinh Thị Luận (58 tuổi, Tân Lợi, Yên Hóa) dọn lại đống đổ nát trên nền nhà cũ với vẻ mặt thất thần. Đây là cơn bão lớn nhất trong đời bà vì nó đã cuốn bay mọi thứ gia đình tích cóp được. Bà kể: “Bão vào tôi với ông nhà co ro cùng hai đứa cháu nội, khi gió giật cuốn bay toàn bộ ngôi nhà gỗ 30 năm này thì cả hai vợ chồng chỉ còn biết cách đè người lên hai đứa cháu để cứu chúng. May mắn tui bị thương ở đầu, ông của chúng bị thương ở lưng, hai đứa cháu không bị gì nhưng hốt hoảng mấy ngày nay, đêm ngủ chúng mớ khóc vì quá sợ bão”.
Ngôi nhà của bà Luận bị bão thổi bay, tan nát ởgóc làng như cây lông chông quay tròn trên cát. Hết bão, người làng đến dựng tạm cho gia đình bà cái lều bạt để dồn sức khắc phục hậu quả bão tàn phá. Yên Hóa có đến 12 hộ dân bị sập nhà như bà Luậnkhiến ai cũng đau lòng.
Đinh Thị Bích Thủy cùng chồng con bên trong chiếc lều tạm
Gần đó là nhà của anh Cao Bình Luận vừa vay mượn 60 triệu làm nhà gỗ 2 gian chừng 5 năm. AnhLuận siêng năng, cần cù, tính năm nay sẽ thoát nghèo nhưng căn nhà bị bão giật sập không còn thứ gì nguyên vẹn. Anh kể: “Nhà em có một đứa con, vợ sắp sinh, bão đến làm sập nhà, chỉ còn kịp ôm con, dắt tay vợ chạy qua nhà hàng xóm trú bão. Gió xoáy nhấc cả ngôi nhà ra đám đất trước mặt, còn lại cái nền đất trơ trọi thôi”.
Ông Đinh Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Yên Hóa thống kê: “Toàn xã có 11 nhà dân bị sập hoàn toàn, 233 nhà bị hư hỏng nặng và 763 nhà bị tốc mái. Hiện xã đang động viên những hộ có nhà tốc mái tự khắc phục. Còn những hộ nhà bị sập, trước mắt chúng tôi huy động mọi lực lượng đến dọn dẹp lại, động viên gia đình và kêu gọi tinh thần hỗ trợ từ anh em, bà con hàng xóm”.
Nhà dân ở Hồng Hóa đổ sập
Cạnh đó là xã Hồng Hóa, cảnh sập nhàtan nát cũng lên đến 10 trường hợp. ChịĐinh Thị Hường (28 tuổi, thôn Tiến Hóa 1) không chồng có 2 đứa con, mấy ngày nay chịu cảnh khó khăn chồng thêm khó khăn nói: “Nhà em bị bão cuốn bay sạch, cái khung nhà bị lật chỏng chơgiữa rừng. Sau bão, họ hàng đến khiêng về dựng lại nhưng không ở được nữa vì không có mái lá để lợp, thiếu ván để thưng”.
Trong khi đó ở thôn Trấu, nhà chị Đinh Thị Bích Thúy (37 tuổi) lạiđang vật lộn với đống đổ nát. Chịnói: “Chồng em bị ung thư gan, chỉ còn sức kiệt ngồi một chỗ nhưng cũng ráng sửa mấy dây điện mong có điện mà thắp sáng. Bão vào phá nát nhà, bà con mới dựng lại tạm cái lều chui vô chui ra, chừ không biết tiền đâu để làm lại nhà”.
Cảnh nghèo lại nghèo thêm
Xã biên giới Trọng Hóa với những tộc người Khùa, Mày, Sách… sinh sống là nơi chịu thiệt hại cực kỳ nặng nề, riêng về nhà ở đã sập 27 cái.
Ông Hồ Phin, Chủ tịch xã nói: “Đồng bào làm nhà sàn, không chắc chắn như dưới xuôi, nhiều hộ nghèo còn làm nhà tạm bợ, bão cuốn bay sạch không biết kinh phí nào để giúp đỡ đây vì xã rất nghèo, chỉ biết chờ ở trên thôi”.
Những khuôn mặt người dân trong các góc bản ở Trọng Hóa mấy ngày sau bão bơ phờ mệt mỏi, đám con nít đêm ngủ cứ khóc thét lên vì ám ảnh bão dập đổ nát tan hoang, phụ nữ thì liêu xiêu bên ánh rừng hằn sâu dấu bão xô đổ cây cối, đàn ông thì rầu rĩ mót tìm lại chút vật dụng trong những căn nhà sập.
Người nghèo bị tổn thương nặng nề do bão
Bên trong bản Rôông, Hồ Đi kể rằng: “Căn nhà của vợ chồng mình tích cóp làm ra, tưởng rứa ổn định làm ăn dần dần thoát nghèo, ai ngờ bão xóa sạch. Trước bão có dự trữ gạo muối, nó vào cuốn bay nhà thì gạo muối, áo quần, chăn màn cũng làm nát hết rồi, cái ăn bây giờ thật khó khăn. Nhà cửa tan hoang thế này biết cách nào để thoát được nghèo”.
Sâu trong bản Kinh, vào nhà Hồ Bâu, bão thổi baynhà xuống vực, mọi thứ không còn gì, anh em dân bản vừa kéo lại mấy thanh gỗ về lại nền đất cũ chờ dựng lại lều mới ở tạm. Bâu nói: “Trước mắt khó khăn nhất cái ăn, cơm gạo không còn gì, lúa rẫy năm nay sắp thu hoạch thì bão vào lúa rụng hết, không có gì để đi tuốt. Ở vùng này có khi nào bị bão lớn như thế này đâu, năm nay bão vào sâu tận biên giới, tìm đến từng nhà rồi gây thiệt hại, ai cũng sợ cơn bão này lắm. Sức người có hạn, nghèo lại hoàn nghèo rồi”.
Chiếc giường sau bão của một gia đình ở Yên Hóa
Tại bản K Rét, vợ chồng Hồ Ka đang xoay xoay chiếc cối giãgạo nguyên vẹn vì nó quá nặng bão khó thổi bay trong khicăn nhà không còn manh chiếu. Tất cả chỉ còn mấy bộ áo quần cùng cái cối, vợ chồng Ka phải xin từng bữa ăn cạnh nhà hàng xóm. Bà con đồng bào cưu mang nhau, có cháo ăn cháo, có cơm ăn cơm.
“Mọi người nhường cho con nít chỗ tốt, miếng ăn ngon, sẻchia chỗ nằm, giúp nhau qua hoạn nạn. May có tình nghĩa dân bản giữa núi rừng chứ không thì gia đình mình không biết như thế nào. Cái ăn mất sạch, căn nhà mất sạch nên chừ ngó vô mô cũng trống hoác cả rồi, không biết cách chi để dựng lại cuộc sống từ đâu đây”, Ka nói.
Chị Hồ Thị Ma ở bản Cha Cáp nhà có 3 mẹ con, bão vào cuốn bay mái, Ma phải ôm con chạy giữa bão sang nhà hàng xóm cách đó mấy trăm mét. Lúc về, căn nhà xiêu vẹo, vật dụng không còn gì dùng được ngoài cái cối ướt.
Hồ Phòm ở bản La Trọng I kể thêm: “Ở đây nhà nào tốc mái hoàn toàn thì cái gì cũng ướt, cũng bị bão thổi bay, chỉ một thứ duy nhất không bay là cái cối giã gạo vì nó nặng, bão không nhấc đi, nó cứ quay quay trong nền đất. Cái đáng giá duy nhất lúc này là vậy thôi”.
Huyện nghèo Minh Hóa đang từng bước thoát nghèo, nhưng cơn bão số 10 quá mạnh đã kéo ghì người dân trở lại vị trí hộ nghèo một cách cay đắng. Hậu quả của nó để lại phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục bởi người miền núi có quá ít cơ hội để chòi đạp phát triển.
Đinh Thị Hường với căn nhà không thể là nhà sau bão
Nơi từng là nhà cửa ấm êm
Dưới mái nhà này từng có tiếng nói cười, nay tắt lịm...
Mót tìm vật dụng sau bão
Tìm lại áo quần cho con sau bão
Hồ Ka cùng vợ tìm lại chiếc cối giã gạo trong khinhà thì bị gió bão thổibay mất
Quốc Nam