Sự kiện có thể coi là cú sốc kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017 là việc tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 chỉ đạt 5,1% và là mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dịp hiếm có giúp ta thoát ra khỏi cái nhìn quá đặt nặng về tốc độ tăng trưởng.

Tăng trưởng GDP quý 1 thấp: cần chuyển đổi trước khi quá trễ

Nhàn Đàm | 05/04/2017, 15:58

Sự kiện có thể coi là cú sốc kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017 là việc tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 chỉ đạt 5,1% và là mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dịp hiếm có giúp ta thoát ra khỏi cái nhìn quá đặt nặng về tốc độ tăng trưởng.

Sở dĩ gây sốc, là vì kết quả này thấp hơn nhiều so với bất cứ dự báo nào trước đó của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, chẳng hạn như Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2017 của Việt Nam đạt khoảng 5,8%, còn Ngân hàng Thế giới (WB) thì dự báo đạt khoảng 5,5-5,6% GDP. Kết quả này đồng nghĩa với việc mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra trong năm nay (6,7%) là gần như không thể thực hiện được, do cả 3 quý còn lại phải đạt ít nhất mức tăng trưởng 7% - một mức quá cao.

Thậm chí, nếu không tìm ra được nguyên nhân cho sự sụt giảm đột ngột này, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017sẽ còn thấp hơn so với năm 2016, dù trong năm nay dự báo nền kinh tế sẽ không gặp phải nhiều biến cố như năm ngoái. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dịp hiếm có để chúng ta thoát ra khỏi cáinhìn quá đặt nặng về tốc độ tăng trưởng, để có thể đưa ra cách nhìnkhác về phát triểnkinh tế.

Trước hết, từ việc tăng trưởng GDP quý 1/2017 quá thấp lần này, cần nhìn nhận một thực tế rằngmô hình tăng trưởng cũ của Việt Nam đã tới hạn nhanh hơn chúng ta dự đoán, và cần phảiđẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi. Nguyên nhân trực tiếp cho sự sụt giảm mạnh tăng trưởng GDP lần này, như một số chuyên gia đã chỉ ra, đến từ sự suy giảmcủa cả 3 trụ cột chính củanền kinh tế trong vài năm trở lại đây: nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, khai khoáng.

Cụ thể, dù không còn phải đối mặt với thiên tai hạn mặn dữ dội như năm ngoái, nhưng nông nghiệp Việt Nam đã ở vào thế chân tường: vụ lúa mùa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm diện tích gieo trồng khoảng 55.000ha, vụ đông xuân giảm khoảng 17.000ha, tổng cộng giảm 73.000ha, khiến cho sản lượng lúa mùa và lúa đông xuân giảm và dẫn đến mức giảm chung cho toàn ngành nông nghiệp (theo CafeF).

Nói cách khác, nông nghiệp Việt Nam vẫn đang ở trong tình trạng khắc phục hậu quả thiên tai mà trước hết là do sự lạc hậu của mình tạo ra. Chúng ta không thể tiếp tục dựa vào cách thức sản xuất nông nghiệp cũ vốn lạc hậu và quá dễ bị tác động bởi tình trạng biến đổi khí hậu, trong khi vẫn chưa đưa ra được giải pháp để hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

Trụ cột thứ hai, và cũng được xem là trụ cột vững mạnh nhất của tăng trưởng kinh tế, là công nghiệp chế tạo cũng không khá hơn là mấy. Theo đó, tăng trưởng quý 1/2017 chỉ đạt 8,3%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016. Sản xuất sản phẩm điện tử tăng trưởng âm 1% trong khi tăng trưởng quý 1/2016 lên tới 11% (theo CafeF).

Đây là kết quả tất yếu cho việc chấp nhận tình trạng để ngành công nghiệp chế tạo phụ thuộc quá lớn vào các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tính toán của hãng tin kinh tế nổi tiếng Bloomberg, sự sụt giảm này của ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam trong quý 1/2017 phần lớn là do sự sụt giảm sản lượng lắp ráp của các nhà máy Samsung Electronics ở trong nước.

Theo Bloomberg, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam giảm 24,4% trong tháng 3và là tháng thứ 2liên tiếp sụt giảm. Tính trung bình 3 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam giảm khoảng 10,7%, phần lớn trong số đó đến từ sụt giảm sản lượng của Samsung – doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 20% lượng hàng điện tử và là nhà xuất khẩu hàng đầu.

Trong vài năm, chúng ta sung sướng với mức tăng trưởng cao do xuất khẩu mà Samsung đem về mà không cần nghĩ ngợi; vì vậysự sụt giảm mạnh hiện nay là điều mà Việt Nam phải chấpnhận bởisự phụ thuộc này. Mặt trái của sự phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI là khi có biến cố xảy ra thì Việt Nam lãnh đủ: Samsung đang trong vòng xoáy của vụ scandal lớn nhất từ trước đến nay cả về công nghệ (sự cố Galaxy S7) lẫn điều hành (Phó chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt giữ điều tra do bịcáo buộc hối lộ). Và dù có nhìn nhận theo cách nào đi nữa, thì việc tăng trưởng bằng cách cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất, nhân công và xuất khẩu hộ thì cũng chẳng lấy gì làm tự hào.

Trụ cột thứ 3 góp phần khiến tăng trưởng GDP quý 1/2017 sụt giảm mạnh, là ngành khai khoáng. Theo đó, khai thácdầukhí, than đều tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2016, chỉ đạt khoảng 90% và đồng nghĩa với toàn ngành khai khoáng âm 10%. Theo lý giải của đại diện Bộ Kế hoạch -Đầu tư, vì lý do hướng tới tăng trưởng bền vững theo chỉ thị của Thủ tướng nên giảm mức khai thác dầu khí từ mức 15 triệu tấn về 12,8 triệu tấn; nếu sản lượng khai thác bằng mức năm ngoái thì tăng trưởng quý 1/2017 có thể đạt tới 5,95% (theo CafeF).

Đây có thể xem như một tin tức đáng mừng khi trong nhiều năm qua tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn có mức độ phụ thuộc đáng kể vào khai thác dầu và tài nguyên; tuy nhiên, nếu như lý giải của Bộ Kế hoạch -Đầu tư là đúng, thì điều này đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận bỏ một khoản tăng trưởng khoảng 0,85% GDP mà đã không dự trù một sự thay thế nào khả dĩ có thể bù đắp được khoản mất đi đó.

Trong bối cảnh cả 3 trụ cột chính của nền kinh tế đều có dấu hiệu suy giảmnghiêm trọng, khiến cho tăng trưởng GDP tụt dốc và yêu cầu cấp bách cần có sự thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, hoặc ít nhất làcần giải pháp để cải thiện các trụ đỡ kinh tế trên, thì mọi thứ vẫn khá mờ mịt. Hiện Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một giải pháp căn bản cho cải tổ và hiện đại hóa nền nông nghiệp với mấu chốt là vấn đề hạn điền và tích tụ ruộng đất.

Điều tương tự cũng xảy ra ở lĩnh vực công nghệ chế tạo: những lời giải thích vẫn chủ yếu tập trung vào sự ảm đạm của thị trường thế giới khiến xuất khẩu điện thoại và linh kiện Việt Nam suy giảm, mà quên rằng cuộc khủng hoảng hiện nay của tập đoàn Samsung có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực lớn và lâu dài cho nền kinh tế của chúng ta hơn nhiều so với việc thị trường thế giới chậm hồi phục.

Việc chưa đưa ra được một giải pháp bù đắp tăng trưởng GDP (và cả ngân sách) thay cho sự sụt giảm sản lượng dầu thô khai thác (từ hơn 15 triệu tấn còn 12,28 triệu tấn) cũng là một vấn đề đáng nói. Về lâu dài, việc giảm sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên là hướng đi phù hợp, tuy nhiên nếu không có giải pháp bù đắp thay thế thì lại không hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh sức ép ngân sách rất lớn hiện nay đang khiến đầu tư công giảm đáng kể.

Những kỳ vọng về số lượng doanh nghiệp mới thành lập cao kỷ lục có lẽ vẫn là chưa đủ để bù đắp cho việc giảm sản lượng khai thác dầu thô trong ngắn hạn. Theo lý giải của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thì dù doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2016 lên tới gần 110.000nhưng đóng góp vào GDP lại khá khiêm tốn, chủ yếu là vì số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ lên tới 89,7%. Ngoài ra, chỉ có 13,72% số doanh nghiệp mới thành lập là ở lĩnh vực chế tạo, đa phần còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ có mức độ phụ thuộc lớn vào chi tiêu của người dân (theo CafeF).

Ở một khía cạnh nhất định, thì tốc độ tăng trưởng thấp trong quý 1/2017 chính là một dấu hiệu báo trước, rằng mô hình tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đã tới giới hạn và sớm hơn rất nhiều so với dự báo. Hầu hết các trụ cột chính của mô hình tăng trưởng cũ đã rạn nứt. Nó đòi hỏi một sự chuyển đổi mang tính vĩ mô trước khi quá trễ.

Nhàn Đàm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng trưởng GDP quý 1 thấp: cần chuyển đổi trước khi quá trễ