G7 sẽ cố gắng cho thế giới thấy tại hội nghị thượng đỉnh tuần này rằng phương Tây vẫn có thể hành động phối hợp để giải quyết các cuộc khủng hoảng lớn bằng cách tài trợ hàng trăm triệu vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo và cam kết làm chậm biến đổi khí hậu.
Tặng vắc xin COVID-19 cho nước nghèo toàn cầu, G7 có thể dằn mặt Trung Quốc và Nga
Nhân Hoàng|07/06/2021, 16:43
G7 sẽ cố gắng cho thế giới thấy tại hội nghị thượng đỉnh tuần này rằng phương Tây vẫn có thể hành động phối hợp để giải quyết các cuộc khủng hoảng lớn bằng cách tài trợ hàng trăm triệu vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo và cam kết làm chậm biến đổi khí hậu.
G7 là nhóm 7 nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden (78 tuổi) sẽ cố gắng sử dụng hội nghị thượng đỉnh tại ngôi làng Carbis Bay bên bờ biển nước Anh để củng cố cơ chế đa phương của mình sau những xáo trộn dưới nhiệm kỳ Donald Trump.
Dù về COVID-19 hay biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo G7 muốn chứng minh rằng phương Tây có thể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và sự quyết đoán từ Nga.
"Đây là một câu hỏi xác định của thời đại chúng ta: Các nền dân chủ có thể kết hợp với nhau để mang lại kết quả thực sự cho người dân của chúng ta trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng không?", ông Biden được hỏi trong một bài báo ngày 5.6 trên tờ The Washington Post.
"Liệu các liên minh và thể chế dân chủ đã định hình rất nhiều từ thế kỷ trước có chứng minh được năng lực của họ trước các mối đe dọa và kẻ thù thời hiện đại không? Tôi tin rằng câu trả lời là có", Tổng thống Mỹ đáp.
Cuối tuần qua, các bộ trưởng tài chính của G7 đã đồng ý một thỏa thuận về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu, mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Janet Yellen cho biết phản ánh mong muốn hợp tác cùng nhau.
Bà nói: “Nó cho thấy sự hợp tác đa phương có thể thành công”.
Ông Biden gặp Thủ tướng Anh - Boris Johnson (người chủ trì hội nghị thượng đỉnh G7) vào 10.6, một ngày trước khi bắt đầu cuộc họp ba ngày của các nhà lãnh đạo G7.
Vào ngày 13.6, ông Biden sẽ trở thành Tổng thống Mỹ thứ 13 gặp Nữ hoàng Elizabeth II (năm nay 95 tuổi) khi được bà tiếp đón tại Lâu đài Windsor.
Sau đó, Tổng thống Mỹ tới Brussels để dự hội nghị thượng đỉnh NATO và hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) trước khi gặp Tổng thống Nga - Vladimir Putin tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 16.6.
G7 được thành lập vào năm 1975 với vai trò là một diễn đàn để các quốc gia giàu có nhất thảo luận về các cuộc khủng hoảng như lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC. 7 quốc gia G7 có tổng GDP hàng năm là 40.000 tỉ USD, hoặc chỉ bằng dưới một nửa nền kinh tế toàn cầu.
Dù vậy, phương Tây cảm thấy không an toàn. Coronavirus đã tàn phá Mỹ, châu Âu và biến đổi khí hậu đã thách thức các giả định của nhiều mô hình kinh tế các nước này. Họ đối mặt với Nga quyết đoán và Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Diễn ra ở Vịnh Carbis, cách London 300 km về phía tây, đây là hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tiên của ông Biden, Tổng thống Mario Draghi (Ý), Thủ tướng Yoshihide Suga (Nhật Bản). Đó cũng là hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tiên hậu Brexit dành cho Thủ tướng Johnson.
Nó sẽ là hội nghị thượng đỉnh G7 cuối cùng của Angela Merkel trước khi bà từ chức Thủ tướng Đức sau cuộc bầu cử vào tháng 9.2021 và là hội nghị G7 cuối cùng của Tổng thống Emmanuel Macron trước cuộc bầu cử năm 2022 ở Pháp.
Các nhà lãnh đạo Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nam Phi đã được mời, nhưng Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi sẽ phải bỏ lỡ cuộc họp do khủng hoảng COVID-19 ở quê nhà.
Các nhà ngoại giao cho biết đằng sau các tuyên bố công khai, các nhà lãnh đạo G7 sẽ nói về cách đối phó với Trung Quốc và Nga, làm thế nào để giành lại khối tài sản hàng ngàn tỉ USD bị xóa sổ bởi COVID-19 và cách đảm bảo thương mại tự do trong một thế giới đang nghiêng về Trung Quốc.
Trung Quốc chưa bao giờ là thành viên của G7. Nga từng được thừa nhận là thành viên G8, 6 năm sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng đã bị đình chỉ vào năm 2014 vì nước này sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Nga và Trung Quốc đều đã yêu cầu G7 ngừng can thiệp vào công việc của họ.
Sau khi nhiều cường quốc tích trữ vắc xin COVID-19, Thủ tướng Johnson muốn G7 tặng hàng trăm triệu liều vắc xin COVID-19 cho các quốc gia nghèo hơn, thua xa phương Tây trong việc tiêm chủng cho dân số của họ.
Ông Johnson nói: “Tiêm vắc xin cho thế giới vào cuối năm tới sẽ là một kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử y học”.
Hàng ngàn người biểu tình sẽ cố gắng làm gián đoạn hội nghị thượng đỉnh G7 vì lo ngại từ biến đổi khí hậu đến dự thảo luật cho phép cảnh sát Anh có thêm quyền hạn để kiềm chế biểu tình.
“Quyền lợi của chúng tôi không giành được thông qua sự phản đối lịch sự lặng lẽ. Quyền lợi của chúng tôi đã giành được thông qua việc ồn ào, gây rối và gây phiền nhiễu”, nhóm Kill The Bill, 1 trong khoảng 20 tổ chức hoạt động đã tham gia Liên minh chống G7, cho biết.
100 cựu lãnh đạo thúc giục G7 trả tiền tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu
Hôm 6.6, 100 cựu tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao đã kêu gọi G7 trả tiền cho việc tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu để giúp ngăn chặn vi rút đột biến và trở lại như mối đe dọa thế giới.
Các cựu quan chức đã đưa ra lời kêu gọi của họ trước hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh bắt đầu vào ngày 11.6, khi Tổng thống Joe Biden sẽ gặp lãnh đạo Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản. Đây là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo G7 sau gần 2 năm.
Trong bức thư gửi G7, các cựu lãnh đạo thế giới cho biết hợp tác toàn cầu đã thất bại vào năm 2020, nhưng 2021 có thể mở ra một kỷ nguyên mới.
"Sự hỗ trợ từ G7 và G20 giúp vắc xin dễ dàng tiếp cận với các nước thu nhập thấp và trung bình không phải là một hành động từ thiện, mà là vì lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia", bức thư viết.
Trong số những người ký thư có cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown và Tony Blair, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban-Ki Moon và 15 cựu lãnh đạo châu Phi.
Họ cho biết G7 và các nhà lãnh đạo khác được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh cần đảm bảo chi trả số tiền lên tới khoảng 30 tỉ USD mỗi năm trong vòng 2 năm để chống lại đại dịch trên toàn thế giới.
Ông Gordon Brown nói: “Với G7, trả tiền không phải là từ thiện, mà là tự bảo vệ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đột biến và quay trở lại đe dọa tất cả chúng ta”.
"Chi phí chỉ 30 pence (0,43 USD) mỗi người mỗi tuần ở Anh, là mức giá nhỏ để trả cho chính sách bảo hiểm tốt nhất trên thế giới", cựu Thủ tướng Anh nói thêm.
Lời thỉnh cầu trên trùng hợp với một cuộc thăm dò từ Save the Children, tổ chức từ thiện đã tìm thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada với việc G7 chi trả 66 tỉ USD cần thiết cho vắc xin COVID-19 trên toàn cầu.
Tại Anh, 79% ủng hộ chính sách như vậy, trong khi 79% người Mỹ ủng hộ đề xuất này, cuộc thăm dò cho thấy. Sự ủng hộ thấp nhất ở Pháp, nơi 63% ủng hộ.
Hôm 5.6, các bộ trưởng tài chính từ G7 đã nhất trí về việc áp mức thuế tối thiểu toàn cầu để buộc các tập đoàn đa quốc gia trả ít nhất 15% thuế tại mỗi nơi mà họ có hoạt động kinh doanh. Sau thông tin này, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã ra dấu chấp thuận.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Tuyến đường tỉnh 948 có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai huyện Tịnh Biên - Tri Tôn; kết nối hai thành phố Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) và tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là tuyến đường chính phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện nâng cấp, mở rộng khẩn cấp tuyến đường này hiện đang gặp khó về công tác giải phóng mặt bằng.
Chúng ta không thiếu tiền, cái mà ta thiếu là cách thức vận hành bộ máy và sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Điều ấy mới quan trọng, nhất là lúc này, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình.
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Ngày 21.11, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Thủ tướng Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel cùng chỉ huy cánh vũ trang Hamas Mohammed Deif vì vi phạm tội ác chiến tranh trong xung đột ở Dải Gaza.
Đài CNN đưa tin Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa lựa chọn quan chức tư pháp bang Florida Pam Bondi giữ chức Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, thay thế ứng viên Matt Gaetz rút lui.
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.