Tàu Hải cảnh 46102 và tàu cá Zhelingyu 56103 được cho là những tàu đã đâm chìm tàu cá QNg 90497 TS của Việt Nam vào chiều 9.7, ngay trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tàu Hải cảnh 46102 'hung thần' trên Biển Đông

Hà Ngọc Bách | 11/07/2016, 13:56

Tàu Hải cảnh 46102 và tàu cá Zhelingyu 56103 được cho là những tàu đã đâm chìm tàu cá QNg 90497 TS của Việt Nam vào chiều 9.7, ngay trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tàu cá Zhelingyu 56103 là một tàu cá bọc thép, được đăng ký tại tỉnh Chiết Giang; còn tàu Hải cảnh 46102 là một tàu thuộc lực lượng Cảnh sát Biển Trung Quốc thuộc Type 816B.Có thể nóitàu Hải cảnh 46102 là một "hung thần" trên Biển Đông, khi nhiệm vụ chính của nólà đâm húc các tàu của Việt Nam hoạt động hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trước khi đâm chìm tàu cá QNg 90497 TS hôm 9.7, tàu Hải cảnh 46102 từng xuất hiện trong lãnh hải Việt Nam vào tháng 5.2014, thời điểm giàn khoan HD-981 hoạt động phi pháp trên vùng biển của Việt Nam. Khi đó, tàu Hải cảnh 46102 làm "nhiệm vụ bảo vệ" giàn khoan HD-981.

Tàu Hải cảnh 46102, "hung thần" trên Biển Đông

Tàu Hải cảnh 46102 đã nhiều lần cố tình đâm vào tàu của lực lượng Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam khi các tàu của Việt Nam áp sát khu vực xung quanh giàn khoan HD-981. Con tàu này cũng từng tấn công, phun vòi rồng vào tàu vận tải thuộc lớp Vạn Hoa của Việt Nam.

Tàu Hải cảnh 46102 có chiều dài 63,5m,rộng 9m,lượng giãn nước 600t (đầy tải 650t), tốc độ hành trình 25 hải lý/giờ, tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 2.000 hải lý ở tốc độ 18 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 15 ngày, có thể hoạt động trong điều kiện sóng cấp 6."Hung thần" trên Biển Đôngđược trang bị pháo 2 nòng cỡ 37mm, 2 vòi rồng SS80 có thể phun nước với khoảng cách 70m cùng nhiều hệ thống trinh sát, camera...

Ngày 19.6.2014, tàu CSB 4033 phát hiện có đến hơn 45 tàu cá vỏ thép của Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt cá ở khu vực chỉ nằm cách đảo Lý Sơn chừng 146 hải lý, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu CSB 4033 đã mở loa tuyên truyền, xua đuổi số tàu cá vỏ thép Trung Quốc rời khỏi ngư trường của Việt Nam. Tuy nhiên chưa đầy 30 phút sau, tàu Hải cảnh 46102 đã chạytới chắn ngay trước mũi tàu CSB 4033 ngăn không cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam tiếp cận với các tàu cá Trung Quốc.

Không chỉ ngăn chặn hoạt động xua đuổi hợp pháp của tàu CSB 4033, tàu Hải cảnh 46102 khi đó còn bật loa tuyên truyền, xuyên tạc sự thật về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Cuối cùng, sau 20 phút ngăn cản tàu CSB 4033giúp các tàu cá vỏ thép của Trung Quốc trốn thoát an toàn, tàu Hải cảnh 46102 bỏ đi khỏi lãnh hải của Việt Nam.

Tàu Hải cảnh 46102 cứu tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép gần đảo Lý Sơn.

Tiếp đó, sáng 26.11.2014, tàu cá QNg 90226do ông Đỗ Văn Năm ở thôn Định Tân (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, đánh lưới chuồn tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là hòn đảo mà năm nào ngư dân cũng ra đánh bắt và thỉnh thoảng bị tàu Trung Quốc xua đuổi.

Khi ngư dân Việt Nam đang kéo lưới, tàu Hải cảnh 46102 xuất hiện vàxông thẳng vào giữa giàn lưới của ngư dân Việt Nam, quần nát những tấm lưới. Ngư dân trên tàu vội thả bỏ vùng lưới nát để chạy đến tranh thủ kéo nhanh những tấm lưới khác. Nhưng hễ thấy tàu ngư dân đi đến đâu là tàu Hải cảnh 46102 lập tức xông đến phá lưới.

“Lúc đó mình với họ giành giật lưới, anh em tôi bảo thôi kéo được bao nhiêu hay bấy nhiêu chứ không thì mới phiên biển đầu tiên đã phải bỏ của”, ngư dân Đỗ Thành rớt nước mắt tả lại.

Tổng cộng ngư dân đã mất8 đoạn lưới. Cuộc giằng co mãi đến 12 giờ trưa thì ngư dân mới kéo xong lưới và tàu Hải cảnh 46102 cũng bỏ đi. Nhưng bình yên với tàu cá QNg 90226 chỉ được trong chốc lát, khi con tàu này sau đó suýt bị một tàu hải cảnh khác của Trung Quốc tông chìm.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay. Trung Quốc không ngừng thực hiện các hành động phi pháp như cải tạo các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, đưa máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không ra đồn trú tại căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài ra, Trung Quốc còn cổ chức các tour du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa, biến quần đảo này cùng với quần đảo Trường Sa cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam thành cái gọi là "thành phố Tam Á". Hiện đang là thời điểm Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên toàn bộ diện tích Biển Đông.

Ngày 9.7, tàu cá QNg 90497 TS bị đâm chìm tại tọa độ 16 độ 06’Bắc - 113 độ 06’Đông (cách đảo Linh Côn, Hoàng Sa khoảng 35 hải lý về hướng đông - đông nam). Thời điểm tàu cá Việt Nam bị tông chìm, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên Biển Đông, trước thời điểm Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague ra phán quyết về vụ kiện "đường 9 đoạn" của Philippines.

Thiên Hà (theo Tuổi Trẻ, Tiền Phong)
Bài liên quan
Thị trường di động sẽ đóng góp cho nền kinh tế 1.100 tỉ USD vào 2030, Trung Quốc đầu tư mạnh vào 5.5G và 6G
Theo một báo cáo gần đây, thị trường 5G đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung gần 260 tỉ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2030, với số lượng kết nối 5G chiếm gần 1/3 tổng số toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu Hải cảnh 46102 'hung thần' trên Biển Đông