Iran vừa đi vào sản xuất hàng loạt tên lửa Sayyad-3 để sẵn sàng chống Mỹ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng thủ của quân đội Iran trong thời gian ngắn nhất.

Tên lửa Iran sẵn sàng chống Mỹ

Trần Trí | 24/07/2017, 15:11

Iran vừa đi vào sản xuất hàng loạt tên lửa Sayyad-3 để sẵn sàng chống Mỹ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng thủ của quân đội Iran trong thời gian ngắn nhất.

Theo Reuters, tại lễ khai trương dây chuyển sản xuất hàng loạt Sayyad-3 ngày 22.7, Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehghan nói tên lửa phòng không tầm cao Sayyad-3 được thiết kế có tầm bay 120 km và ở cao độ 27 km, có thể chống lại các mối đe dọa tầm ngắn và tầm trung bình.

Ông còn nói tên lửa này được thiết kế theo công nghệ mới nhất của thế giới, có khả năng chiến đấu với nhiều mối đe dọa, gồm chiến đấu cơ tàng hình, máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và trực thăng cùng nhiều loại máy bay.

Tên lửa Sayyad-3 cùng lúc bám theo 30 mục tiêu và tấn công 12 mục tiêu, còn có khả năng hiện đại để đối phó chiến tranh điện tử.

Tướng Dehghan đề cập chuyện Ả rập Saudi mua số vũ khí Mỹ trị giá 10 tỉ USD: “Chúng ta tiếc cho láng giềng tự xem khả năng và sức mạnh của Iran là mối đe dọa cho họ, trong khi chúng ta là nhà bảo vệ an ninh - hòa bình khu vực. An ninh thì không thể mua được. Việc họ mua vũ khí Mỹ cho thấy các nước trong khu vực đang hối lộ Mỹ để đối đầu với Iran, và vụ mua vũ khí này nhằm đe dọa Cộng hòa Hồi giáo Iran”.

Ngày 23.7, Iran và Iraq ký một thỏa thuận hợp tác quân sự để “chống khủng bố và cực đoan”.

Văn bản ghi nhớ có chữ ký của Bộ trưởng Dehghan và người đồng cấp Erfan al-Hiyali, ghi nhận sự hợp tác về bảo vệ an ninh biên giới, hậu cần, huấn luyện.

Quan hệ Mỹ - Iran gia tăng căng thẳngtừ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Ông Trump cáo buộc Iran "chống lưng” các nhóm vũ trang và gây bất ổn cho Trung Đông.Theo Nhà Trắng, Iran đang ủng hộ các lực lượng vũ trang Hezbollah ở Lebanon, phong trào Hamas ở Palestine, chính quyền Syria và lực lượng Houthi ở Yemen.

Khi còn tranh cử, ông Trump từng gọi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã đạt được với Mỹ (thời ông Barack Obama) và Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức là “một thỏa thuận tồi tệ"và dọa sẽ hủy bỏ.

Thỏa thuận này được lập năm 2015, có tên chính thức Hành động chung toàn diện (JCPOA)buộc Iran từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân, đổi lại họđược dỡbỏ nhiều trừng phạt kinh tế.

Theo thỏa thuận, cứ 90 ngày thì Mỹ lại xác nhận tuân thủ các điều kiện. Ngày 17.7, diễn ra sự xác nhận lần thứ hai của Mỹ từ khi ông Trump nhậm chức. Thế nhưng Washington nói thêmIran chưa hoàn toàn thể hiện thiện chí từ bỏ vũ khí hạt nhân, buộc Mỹ phải tìm cách tăng sức ép.

Ngày 18.7, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào 18 cá nhân và tổ chức Iran, với lý do họ ủng hộ lực lượng Vệ binh cách mạng Iran phát triển các trang thiết bị quân sự, sản xuất linh kiện điện tử hoặc liên quan đến việc trộm chương trình phần mềm của Mỹ, phương Tây để bán cho Iran.

Theo lệnh trừng phạt mới, tất cả các cá nhân và tổ chức trên bị phong tỏa tài sản và giao dịch ở Mỹ. Washington còn nhấn mạnh "quan ngại sâu sắc các hoạt động nguy hại của Iran tại Trung Đông, làm suy yếu an ninh, ổn định và thịnh vượng tại khu vực".

Ông Trump cũng đã yêu cầu một nhóm trợ lý Nhà Trắng thân tín chuẩn bị hủy bỏ JCPOA.

Theo Reuters, một nhóm trợ lý Nhà Trắng đã chuẩn bịdọn đường cho việc không cấp giấy xác nhận cho Iran nữa, khiến có tranh cãi giữa họ với Bộ Ngoại giao Mỹ và nhất là với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người ủng hộ việc cứ tiếp tục xác nhận Iran tuân thủ JCPOA.

Chiến lược gia trưởng Steve Bannon và phó trợ lý Sebastian Gorka là haingười dẫn đầu cuộc chống JCPOA trong Nhà Trắng, còn người ủng hộ cứ tiếp tục xác nhận Iran tuân thủ JCPOA là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Cố vấn an ninh quốc gia McMaster.

Cùng ngày 18.7, Quốc hội Iran duyệt chi tăng khẩn cấp cho chương trình tên lửa và cho Vệ binh Cách mạng Iran “nhằm đối phó với chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ trong khu vực”.

Kế hoạch này cho phép chính phủ Iran phân phối thêm 260 triệu USD cho các lực lượng vũ trang nhằm phát triển chương trình tên lửa, cùng một khoản tiền tương tự cho Lực lượng Quds, cánh vũ trang hoạt động tại nước ngoài của Vệ binh Cách mạng Iran.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tên lửa Iran sẵn sàng chống Mỹ