Bà Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần MISA chia sẻ, giải thưởng Sao Khuê chính là sự khẳng định mạnh mẽ về chất lượng của các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ công nghệ của các doanh nghiệp.

TGĐ MISA Đinh Thị Thúy: Giải thưởng Sao Khuê là sự khẳng định mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm công nghệ

H.V | 01/05/2023, 17:50

Bà Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần MISA chia sẻ, giải thưởng Sao Khuê chính là sự khẳng định mạnh mẽ về chất lượng của các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ công nghệ của các doanh nghiệp.

Đồng thời, đây là sự ghi nhận và khích lệ to lớn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục sáng tạo, cống hiến.

Theo bà, giải thưởng Sao Khuê có ý nghĩa thế nào đối với các doanh nghiệp công nghệ?

- TGĐ MISA Đinh Thị Thúy: Sao Khuê là một giải thưởng danh giá và uy tín bậc nhất ngành công nghệ thông tin do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức. Giải thưởng có ý nghĩa tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam. 

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm, giải thưởng chính là sự khẳng định mạnh mẽ về chất lượng của các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ công nghệ do các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển. Điều này giúp tăng độ uy tín và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

0105ba14-21a4-4a77-8b75-387fe4a43159.jpeg

Bên cạnh đó, đây còn là sự ghi nhận và khích lệ to lớn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục sáng tạo, cống hiến và mang tới những giá trị thiết thực cho xã hội.

Giải thưởng Sao Khuê đã đi được chặng đường 20 năm, từ khi internet mới manh nha vào Việt Nam và làn sóng chuyển đổi số chưa mạnh mẽ, cho đến hiện tại, hàng nghìn sản phẩm xuất sắc được vinh danh. Qua những con số này, bà đánh giá thế nào về sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam? 

- Trong hành trình 20 năm qua, các doanh nghiệp công nghệ cũng như ngành CNTT Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đang tiếp tục phát triển không ngừng. Theo thống kê từ năm 2000, ngành CNTT chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP của cả nước, được đánh giá là ngành kinh tế nhỏ bởi nó thua kém hẳn so với các ngành nông nghiệp, thương mại… Tuy nhiên, chỉ trong 2 thập kỷ, CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp trên 14% GDP Việt Nam với sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, sản phẩm của các doanh nghiệp công nghệ.  

Năm 2022, ước tính Việt Nam có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động. Trong đó, nhiều doanh nghiệp không chỉ chinh phục được thị trường Việt Nam còn thành công trong việc đưa các sản phẩm công nghệ “Make in Vietnam” vươn ra tầm quốc tế, góp phần khẳng định giá trị và nâng cao vị thế thương hiệu Việt tại thị trường nước ngoài. 

Hàng nghìn sản phẩm công nghệ xuất sắc được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê trong 20 năm qua chính là sự công nhận cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin nước nhà. Không những thế, nó cho thấy sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các các doanh nghiệp công nghệ với quyết tâm phát triển xã hội, tăng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực sự, các sản phẩm công nghệ đã thay đổi cuộc sống của người dân, cách vận hành của doanh nghiệp và cách điều hành của cơ quan nhà nước theo hướng ngày càng hiện đại, tinh gọn và hiệu quả.

Có thể nói, chuyển đổi số đã thực sự thay đổi được hành vi của tất cả mọi người, tạo nên một thế giới ngày càng phẳng và không giới hạn. 

Thưa bà, có thể nói, chưa bao giờ chúng ta thảo luận về “chuyển đổi số” nhiều như hiện tại. Vậy theo bà, với các doanh nghiệp, đâu là cơ hội và thách thức là gì? Ở góc độ doanh nghiệp, bà có kiến nghị gì về chính sách để doanh nghiệp công nghệ phát triển mạnh mẽ hơn? 

- Hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu của thế giới. Việc nắm bắt kịp thời quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. 

Cụ thể, chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng. Với việc ứng dụng các giải pháp công nghệ, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng mô hình hoạt động tối ưu và tinh gọn hơn. 

Số hóa mô hình kinh doanh cho phép doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng tệp khách hàng, thậm chí là những khách hàng ở các vùng xa địa bàn doanh nghiệp hoạt động. Đây chính là tiền đề giúp các doanh nghiệp chinh phục thị trường ra nước ngoài và hiện thực hóa khát vọng vươn tầm quốc tế. 

Nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể phát triển và cải tiến các sản phẩm mang tính đột phá sáng tạo, tích hợp nhiều chức năng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra, điều này cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và tăng doanh thu. Việc triển khai các giải pháp công nghệ thông minh, áp dụng vào quy trình vận hành doanh nghiệp dẫn đến năng suất làm việc tốt hơn. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình, giảm thiểu các công việc thủ công, cắt giảm chi phí, tăng cường cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng, từ đó nâng cao doanh số. 

Một lợi ích nữa của chuyển đổi số là giúp tăng cường hợp tác giữa các công ty. Chuyển đối số cũng thu hút các công ty cung cấp giải pháp công nghệ hợp tác với các doanh nghiệp, nhằm đưa ra các sản phẩm tiện ích ngày càng cao cho khách hàng, từ đó có thể tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Dù vậy, bên cạnh những cơ hội, hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức?

- Thách thức thứ nhất có thể kể đến là chi phí đầu tư. Để số hóa toàn diện bộ máy doanh nghiệp, các công ty phải bỏ ra một mức chi phí khá lớn, trong khi phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ. 

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT, hiện mới có khoảng 15% doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số, chỉ các doanh nghiệp lớn là có bộ phận công nghệ thông tin phụ trách các hoạt động công nghệ cho công ty, còn đối với các doanh nghiệp nhỏ thì bộ phận này chưa được đầu tư đúng mức vì còn hạn chế về vốn, chi phí đầu tư cao, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn khiêm tốn.

9d3da9b6-f861-4986-b7c7-0bc3e1c79f8d.jpeg

Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ. Thực tế tại Việt Nam, nhân lực chuyển đổi số thiếu hụt, từ nhà quản lý đến chuyên gia, kỹ sư, công nhân công nghệ số. Mặc dù Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo nhân viên ngành CNTT, nhưng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT còn lại cần phải có thời gian đào tạo lại. Điều này khiến cho các doanh nghiệp không thể bắt kịp với xu thế chuyển đối số như hiện nay.

Một rào cản nữa là nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ về vai trò của chuyển đổi số. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, có tới 16 trong 17 ngành nghề được khảo sát có mức độ sẵn sàng để tham gia vào chuyển đổi số thấp. Đặc biệt, hơn 80% doanh nghiệp mới đang bắt đầu tìm hiểu về chuyển đổi số. 

Ngoài ra, một trong những lý do khiến doanh nghiệp đắn đo trong việc chuyển đổi số mô hình vận hành là không biết bắt đầu từ đâu. Các doanh nghiệp thiếu thông tin về các giải pháp chuyển đổi số để doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Ở góc độ doanh nghiệp, bà có những giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công? Thưa bà?

- Hiện nay, chúng tôi đã và đang triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong việc tối ưu chi phí vận hành, nâng cao năng suất và tiếp cận nguồn vốn.

Đối với bài toán tối ưu chi phí và nâng cao năng suất, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bằng nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Đây hệ sinh thái giải pháp giúp quản lý mọi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp từ tài chính – kế toán, marketing – bán hàng, quản trị nhân sự và quản lý – điều hành doanh nghiệp. Các ứng dụng trong nền tảng được kết nối chặt chẽ với nhau giúp các bộ phận trong doanh nghiệp giảm sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực. 

Nếu như trước đây, để sở hữu một nền tảng quản trị doanh nghiệp như vậy do nước ngoài cung cấp thì khá đắt đỏ. Tuy nhiên với nền tảng này, với các tính năng tương đương, các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể triển khai với mức chi phí vô cùng hợp lý. Hiện sản phẩm đã được triển khai cho hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp.

Ở khía cạnh khác, chúng tôi cũng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tối ưu chi phí với nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Đây là kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng trên cả nước. Thông qua nền tảng, doanh nghiệp có thể thuê kế toán dịch vụ ở bất kì địa phương nào trong nước với mức chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với thông thường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được dữ liệu tài chính của mình ngay cả khi thuê dịch vụ kế toán.

Đối với bài toán về giải quyết nhu cầu nguồn vốn vay,chúng tôi cung cấp nền tảng kết nối vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending nhằm kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng uy tín.

Các doanh nghiệp đang ứng dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử… của chúng tôi có thể thực hiện vay vốn online 100% qua nền tảng MISA Lending mà không cần tài sản đảm bảo. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, MISA Lending tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn dưới sự đồng ý của khách hàng, từ đó ứng dụng thuật toán để tính toán, đề xuất các khoản vay phù hợp từ mạng lưới ngân hàng uy tín. Tỷ lệ vay vốn ngân hàng thành công qua nền tảng MISA Lending đã được ngân hàng chứng minh cao gấp 8 lần so với việc doanh nghiệp mang hồ sơ đi vay tín chấp trực tiếp tại ngân hàng. 

0d2c0ac0-bab8-4d66-bd28-f2f6a2c16319.jpeg

Xin bà chia sẻ một số lời khuyên đối với các startup công nghệ hiện nay?

- Điều quan trọng nhất đối với một startup công nghệ là phải không ngừng đổi mới và sáng tạo. Vì dòng chạy công nghệ đang phát triển từng ngày từng giờ với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp không thể bắt kịp và ứng dựng những xu hướng mới của công nghệ, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm thì sẽ rất khó có thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệp hiện nay. 

Bên cạnh việc “đón đầu công nghệ”, các startup còn cần hướng tới lợi ích chung của tập thể, phụng sự tốt cho xã hội, mang đến càng nhiều giá trị thiết thực thì doanh nghiệp của bạn sẽ càng thành công. 

Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đánh giá và thúc đẩy hợp tác giữa ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào
1 giờ trước Sự kiện
Ba Thủ tướng nhất trí đánh giá nhiều cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam - Campuchia - Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc củng cố và vun đắp cho hợp tác ba nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TGĐ MISA Đinh Thị Thúy: Giải thưởng Sao Khuê là sự khẳng định mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm công nghệ