Ngày 23.8, Tòa án binh tại thủ đô Bangkok, Thái Lan sẽ đưa hai công dân Trung Quốc ra xét xử vì cáo buộc tham gia vụ đánh bom đẫm máu nhắm vào đền thờ Erawan cách đây hơn một năm.

Thái Lan xét xử hai công dân Trung Quốc đánh bom Bangkok

Hà Ngọc Bách | 22/08/2016, 11:03

Ngày 23.8, Tòa án binh tại thủ đô Bangkok, Thái Lan sẽ đưa hai công dân Trung Quốc ra xét xử vì cáo buộc tham gia vụ đánh bom đẫm máu nhắm vào đền thờ Erawan cách đây hơn một năm.

Dự kiến, phiên tòa xử hai công dân Trung Quốc gốc Duy Ngô Nhĩ là Yusufu Mieraili và Bilal Mohammed, sống tại khu tự trị Tân Cương, tây Bắc Trung Quốc này sẽ kéo dài hơn 1 năm.

Vụ đánh bom tại Bangkok năm ngoái là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử Thái Lan những năm gần đây. Thế nhưng, khi vụ việc đã trôi qua một năm và hàng chục nghi phạm bị theo dõi, bắt giữ thì các quan chức Thái Lan vẫn chưa thể đưa ra động cơ của vụ đánh bom một cách thuyết phục.

Những quả bom nhỏnhưng có sức công phá lớn được bọc bên ngoài bằng những viên bi sắt đã giết chết 20 người và làm bị thương hơn 100 người trong vụ nổ hôm 17.8.2015 tại khu đền Hindu Erawan, nằm giữa trung tâm mua sắm sầm uất của Bangkok.Ngôi đền Hindu Erawan vốn là một điểm thường xuyên lui tới của du khách Trung Quốc khiến số nạn nhân bị thiệt mạng chủ yếu là quốc tịch Trung Quốc và Hồng Kông.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng vụ đánh bom đền Erawan tại Bangkok là hành động trả thù biện pháp của chính quyền quân sự Thái Lan trao trảhơn 109 người Duy Ngô Nhĩ nhập cư bất hợp phápvề lại Trung Quốc.Tuy nhiên cơquan chức năng Thái bác bỏ lập luận đó và cho rằng vụ việc là do một băng nhóm buôn người muốn chống lại chính sách chống buôn người màchính phủ Thái Lan đang thực hiện.

Năm ngoái hành động trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ nói trên của Bangkok đã bị quốc tế lên án. Thời điểm đótại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi những người Duy Ngô Nhĩ trốn khỏi Trung Quốc muốn được đến định cư, đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối bên ngoài cơ quan ngoại giao của Thái Lan.

Trong suốt quá trình điều tra vụ tấn công, cảnh sát Thái Lan và các quan chức quân sự nước này thường xuyên mâu thuẫn và đưa ra các thông điệp trái ngược nhau.Ban đầu các quan chức Thái Lan nói rằng vụ tấn công được thực hiện bởi những phần tử chống đối trong nước. Nhưng sau đó khi cảnh sát bắt hai nghi phạm người Duy Ngô Nhĩ, chính quyền Thái Lan lại không ngay lập tức xác nhận quốc tịch Trung Quốc của hai người này.

Nhà chức trách Thái Lan cũng không gọi vụ tấn công này mà một vụ khủng bố, bất chấp số lượng thương vong trong vụ tấn công. Cảnh sát Thái Lan cuối cùng cũng đưa ra danh sách nghi phạm lên tới 15 người gồm người Duy Ngô Nhĩ gốc Trung Quốc và một số người Thái Lan, nhưng đa phần các nghi phạm đã "cao chạy xa bay".

Công tố viên Thái Lan xác định nghi phạm Bilal Mohammed chính là người đã đặt balo chứa bom tại đền thờ và Yusufu Mieraili là tòng phạm giúp Mohammed vận chuyển bom. Cả hai nghi phạm đều phủ nhận cáo buộc của cảnh sát Thái Lan.

Trong một tuyên bố được đăng tải thông qua luật sư bào chữa, Mohammed - còn được gọi là Adem Karadag - cho biết ông là một người nhập cư bất hợp pháp và đang tìm cách để sang Malaysia thì bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ.

Thiên Hà (theo Straits Times)
Bài liên quan
Kinh doanh trong nước bất ổn, các hãng công nghệ lớn Trung Quốc tìm sự tăng trưởng ở Trung Đông
Các công ty Trung Quốc sẽ ít phải đối mặt với sự giám sát chính trị hơn ở khu vực Trung Đông, các mối quan hệ chủ yếu tập trung vào lợi ích kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công bố kết quả kiểm tra sau phản ánh 'giá vé máy bay tăng cao'
Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo về kết quả rà soát, kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan xét xử hai công dân Trung Quốc đánh bom Bangkok