Theo AP ngày 11.1, kế hoạch xây Con đường tơ lụa thế kỷ 21 trên biển và trên bộ của Bắc Kinh bị “vấp một ổ gà” trị giá 14 tỉ USD ở Pakistan.

Tham vọng 'Một vành đai, Một con đường' và những trục trặc

Trần Trí | 11/01/2018, 20:47

Theo AP ngày 11.1, kế hoạch xây Con đường tơ lụa thế kỷ 21 trên biển và trên bộ của Bắc Kinh bị “vấp một ổ gà” trị giá 14 tỉ USD ở Pakistan.

Theo dự án Con đường tơ lụa thuộc chương trình "Một vành đai, Một con đường",Trung Quốc xây hoặc cấp tiền để xây dựng đường sắt, đường bộ và hải cảng kết nối đến 65 quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Phi. Trong các dự án có khoan dầu ở Siberia, xây các cảng ở Đông Nam Á, đường sắt ở Đông Âu, nhà máy điện ở Trung Đông.

Quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt"

Chính phủ nhiềunước hoan nghênh chương trình Một vành đai, Một con đường, tại một khu vực mà Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nói cần hơn 26 ngàn tỉ USD đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2030nhằmduy trì các nền kinh tế phát triển.

Nhiều nước như Nhật Bản cho vay hàng tỉ USD để phát triển, nhưng chương trình của Trung Quốc lớn hơn, và là nguồn tiền duynhất củanhiều dự án.

Theo AP, các chính phủ Mỹ, Nga và Ấn Độ đều khó chịu, vì Bắc Kinh đang muốn dùng Một vành đai, Một con đường để phát triển một cấu trúc chính trị mà Trung Quốc là trung tâm, sẽ làm xói mòn tầm ảnh hưởng của họ.

Theo AP, mối quan hệ của Pakistan với Trung Quốc thân cận đến độ các quan chức gọi Trung Quốc là “Ông anh thép” của Pakistan.

Dù vậy, hồi cuối tháng 11.2017, kế hoạch xây đập thủy điện Diamer-Bhasha rơi vào khủng hoảng, khi lãnh đạo Cục Nước và thủy điện Pakistan, ông Muzammil Hussain, nói Bắc Kinh muốn có cổ phần sở hữu dự án này.Ông bác yêu sách của Bắc Kinh, với lý do trình bày trước Quốc hội Pakistan rằngý muốn của Trung Quốc là chống lại quyền lợi của Pakistan.

Ủy ban Cải cách, phát triển quốc gia Trung Quốc (cơ quan giám sát dự án Một vành đai, Một con đường) ra tuyên bố phủ nhận, nói hai bên chỉ mới nói chuyện sơ bộ về dự án này.

Ông Hussain đã rút dự ánđập khỏi hàng chục dự án mà Pakistan - Trung Quốc cùng tiến hành.

Đập Diamer-Bhasha ở tỉnh Gilgit-Baltistan (bắc Pakistan) và thuộc vùng Kashmir, nơi mà Pakistan tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ.Một quan chức chính phủ Pakistan (đề nghị giấu tên)nói phía Trung Quốc muốn làm rõ về chủ quyền con đập, vì Gilgit-Baltistan chưa được công nhận chính thức là một tỉnh của Pakistan.

Nhà phân tích Robert Koepp của công ty nghiên cứu Economist Corporate Network (Hồng Kông) nói: việc Pakistan dám nói“Tôi sẽ không làm vụ này với các ông” đã cho thấy không có chuyện đôi bên cùng có lợi như Trung Quốc đã nói.

Vay vốn của Trung Quốc luôn bị xử ép

Một vành đai, Một con đường cũng kết hợp với nỗ lực của Trung Quốc là xuất khẩu các công nghệ thủy điện, đường sắt, các loại hàng hóa công nghiệp như nhôm, thép.

Theo AP, từ Pakistan, Tanzania đến Hungary, các dự án trong chương trình Một vành đai, Một con đường đã bị hủy, tái đàm phán hoặc chậm tiến dộ, donhững tranh chấp về giá cả. Các nước nhận dự án đã phải lên tiếng phàn nàn không được hưởng gì nhiều, vì dự án được xây dựng bởi những công ty Trung Quốc, và nhất là phải trả gốc và lãi khi vay tiền của Bắc Kinh.

Hồi tháng 4.2017, ông Âu Hiểu Lý, Phó ban phía tây của Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, nói với AP: Một vành đai, Một con đường là liên doanh làm ăn, không phải giúp đỡ, và khi đã vay tiền thì phải trả lãi.Ông nói Bắc Kinh cũng muốn thu hút các nhà đầu tư không phải người Trung Quốc, nhưng chuyện này chỉ xảy ra ở một vài dự án.

Năm 2015, Ngân hàng phát triển Trung Quốc tuyên bố có 890 tỉ USD cho hơn 900 dự án tại 60 quốc giavề khí đốt, khoáng sản, điện, viễn thông, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp.

Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng nói sẽ tài trợ 1.000 dự án ở 49 quốc gia.

Theo AP, khi vào vai nhà ngân hàng cho vay, Bắc Kinh có vị thế để đòi các nước nhận dự án phải sử dụng công nghệ và công ty xây dựng Trung Quốc. Nhưng điều này khiến nhiều nước phàn nàn rằng bị chèn ép trong các cuộc đàm phán.

Ngày 9.12.2017, chính phủ Sri Lanka đã phải bán 80% cổ phần trong một cảng ở thành phố Hambantota, cho một công ty nhà nước Trung Quốc, vì không thể trả Bắc Kinh khoản tiền vay 1,5 tỉ USD để xây cảng này. Có sự phàn nàn rằng bảnthỏa thuận quá chiều chuộng Bắc Kinh.Nhà phân tích Christian Zang ở công ty tư vấn BMI Research, nói: “Đã có cảm nhận rằng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền bằng cách mua cảng này”.

Đất đai của nhân dân Tanzania, người dân phải hưởng lợi

Tại Tanzania, chính phủ này mở lại đàm phán với Trung Quốc và chính phủ Oman (một nhà đầu tư khác) về quyền sở hữu một cảng trị giá 11 tỉ USD ở thành phố Bagamoyo. Chính phủ Tanzania không thể góp 28 triệu USD vào dự án này, nên chưa thể rõ họ sẽ được chia cho gì.

Một quan chức nói Tanzania muốn bảo đảm với dân rằng sẽ hưởng không chỉ khoản thuế thu được từ cảng: “Đất đai là của nhân dân, và chính phủ chúng tôi muốn bảo đảm người dân cũng được hưởng lợi”.

Vẫn theo AP, tại vài nước đã có sự phản đối chính trị, vì các nước này lo sợ bị Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á, thống trị. Vì thế, một số dự án đã bị gián đoạn. Ví dụ tháng 11.2017, chính quyền Nepal hủy kế hoạch cho các công ty Trung Quốc xây một đập thủy điện trị giá 2,5 tỉ USD, sau khi họ kết luận dự án thủy điện Gandaki vi phạm quyđịnh phải có nhiều nhà tranhthầu.

Cũng tháng 11.2017, Myanmar dừng kế hoạch cho một công ty Trung Quốc xây một nhà máy lọc dầu trị giá 3 tỉ USD, vì công ty này gặp khó khăn tài chính, theo báo Myanmar Times.

EU đang điều tra khả năng Hungary vi phạm quyđịnh của khối Liên hiệp châu Âu, khi nước này không mở tranh thầu, mà giao cho các công ty Trung Quốc xây một tuyến đường sắt cao tốc qua nước Serbia láng giềng.

Tại Thái Lan, công trình xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc (trị giá 15 tỉ USD) đã bị hoãn năm 2016, tiếp sau những phàn nàn rằng công ty Thái Lan không được giao việc.

Sau nhiều cuộc đàm phán về kinh phí, chia sẻ công nghệ và quyền sở hữu đất đai, hồi tháng 7, giới lãnh đạo Thái công bố kế hoạch một tuyến cao tốc đầu tiên sẽ kết nối thủ đô Bangkok với vùng đông bắc Thái Lan. Nhữnghợp đồng xây dựng được trao cho các công ty Thái Lan, còn Trung Quốc sẽ cung cấp công nghệ.

Khó "thành công rực rỡ"

Không có danh sách chính thức về những dự án của Trung Quốc, nhưng công ty tư vấn BMI Research đã tập hợp được dữ liệu về các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1,8 ngàn tỉ USDở châu Âu, châu Phi và Trung Quốc.

Nhà phân tích BMI Christian Zhang nói: “Nhiều dự án đang ở giai đoạn lên kế hoạch, và có lẽ còn quá sớm để nói cho tới nayđã có bao nhiêu dự án được tiến hành thật sự”.

Theo AP, các chính phủ Mỹ,Nhật đều quan tâm muốn tìm những hợp đồng xây dựng, hoặc các cơ hội tiềm năng của Một vành đai, Một con đường cho các công ty nước mình.

Nhưng Washington và Tokyo đều cố gắng có những chương trình thay thế. Hồi tháng 11.2017, tập đoàn tư nhân đầu tư nước ngoài (thuộc chính phủ Mỹ) ký một thỏa thuận với đối tác Nhật, để có những chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo một tuyên bố của Nhà Trắng.

Qua tháng 12, Thủ tướng Shinzo Abe nói Nhật có thể “hợp tác lớn” với Trung Quốc.

Những “ổ gà” mà Một vành đai, Một con đường -một trong những tham vọng lớn nhất trênthế giớigặp phải đã giúp giảm mối lo Bắc Kinh sẽ tăng tầm ảnh hưởng chiến lược.

Ông Kerry Brown, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc ở Đại học King’s College London (Anh) nói: “Có khả năng lớn là Trung Quốc vấp phải nhiều sự phản đối và hiểu sai. Lúc này khó mà nghĩ được Một vành đai, Một con đường sẽ là một dự án cực kỳ thành công rực rỡ”.

Ngay cả Pakistan, một trong những láng giềng hữu nghị của Trung Quốc, cũng không đồng ý về những dự án lớn.Bắc Kinh - Islamabad đang xây những cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí 60 tỉ USD, trong đó có đường sắt, nhà máy điện, kết nối vùng viễn tây Trung Quốc với cảng Gwadar (do Trung Quốc xây) ở Ấn Độ Dương.

Hồi tháng 11.2017, một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc đến Pakistan, nhưng không đạt được thỏa thuận về dự án đường sắt được ước trị giá 10 tỉ USD ở thành phố Karachi (miền nam Pakistan) và một sân bay 260 triệu USD ở thành phố cảng Gwadar.

Dù vấp những thất bại, các quan chức Trung Quốc vẫn nói hầu hết dự án của Một vành đai, Một con đường đều đang đúng tiến độ, không bị nhiều trục trặc, ví dụ công tác xây tuyến ống dẫn dầu khí từ Nga và Trung Á đang “tiến bộ ổn định”, theo ông Lý Thành Chương, một cán bộ Bộ Công thương Trung Quốc nói ngày 21.11.2017.

Trung Trực (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
42 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tham vọng 'Một vành đai, Một con đường' và những trục trặc