Ông Jon Wolfsthal, trợ lý về vấn đề kiểm soát và cấm phổ biến vũ khí của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, tiết lộ chính quyền Tổng thống Donald Trump dự định nới lỏng những hạn chế về sử dụng vũ khí hạt nhân, và phát triển loại đầu đạn hạt nhân mới.

Mỹ muốn nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân

Cẩm Bình | 11/01/2018, 17:34

Ông Jon Wolfsthal, trợ lý về vấn đề kiểm soát và cấm phổ biến vũ khí của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, tiết lộ chính quyền Tổng thống Donald Trump dự định nới lỏng những hạn chế về sử dụng vũ khí hạt nhân, và phát triển loại đầu đạn hạt nhân mới.

Ông Wolfsthal đã được xem qua bản thảo cuối cùng của chính sách hạt nhân (nuclear posture review- NPR) mới của Lầu Năm Góc. Bản NPR dự kiến sẽ được công bố sau khi ông Donald Trump có bài phát biểu thường niên trước Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 1.2018.

Theo ông Wolfsthal, bản NPR này bộc lộthái độ hiếu chiến hơn bản NPR thời chính quyền Obama vốn luôn chủ trương giảm vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống quốc phòng của Mỹ.

Cụ thể, bản NPR mới tuyên bố Mỹ sẽ bắt đầu phát triển một loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân phóng từ biển, có thể là bản cải tiến của Trident D5 phóng từ tàu ngầm hiện tại. Theo NPR, đây là hành động để đáp trả việcNga vi phạm Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF), bí mật triển khai tên lửa hành trình phóng từ mặt đất SSC-8 mà nước này đã âm thầm phát triển và thử nghiệm trong nhiều năm qua.

Hiệp ước INF được Liên Xô và Mỹ ký năm 1987 và chính thức có hiệu lực năm 1988. Nội dung chính của văn kiện này cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất.

Ngoài ra, NPR cũng mở rộng danh sách những tình huống mà Mỹ có thể dùng đến kho vũ khí hạt nhân, trong đó bao gồm cả những cuộc tấn công phi hạt nhân gây mức độ thương vong lớn hoặc nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng, các điểm kiểm soát và chỉ huy hạt nhân.

Ông Wolfsthal cho biết bản thảo đầu tiên thậm chí còn hiếu chiến hơn bản thảo cuối. Bản NPR cuối cùng đã bỏ đi các đề xuất phát triển một tên lửa hạt nhân gắn thiết bị lướt siêu thanh, và cũng bỏ đi cam kết với các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân rằng Mỹ sẽ không dùng loại vũ khí này chống lại họ.

Theo ông Wolfsthal: “Tôi được những người viết nên bản NPR cho biết rằng họ đang cố gửi đi một thông điệp răn đe mạnh mẽ với Nga, Triều Tiên và Trung Quốc. Và (bản NPR) có giọng điệu tốt, vừa phải nhưng mạnh mẽ, có thể làm rõ rằng bất cứ nỗ lực dùng vũ khí hạt nhân nào của Triều Tiên hay Nga có thể dẫn đến hậu quả nặng nề cho họ. Tôi nghĩ nó thật sự vừa phải và cần thiết”.

Tuy nhiên, ông cho rằng ý kiến phát triển bản cải tiến của tên lửa Trident là hoàn toàn không cần thiết vì Mỹ đã có bom nhiệt hạch B61 và các tên lửa hành trình phóng từ máy bay. Ông cũng đánh giá chuyện trang bị một vũ khí chiến thuật (tên lửa mang đầu đạn hạt nhân) cho tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo lớp Columbia là “ngu ngốc”, vì nó có thể làm lộ vị trí của tàu.

“Chúng ta chi 5 tỉUSD cho mỗi chiếc tàu ngầm để nó có khả năng tàng hình, và chúng ta trang bị rất nhiều đầu đạn cho mỗi chiếc. Bây giờ họ muốn đặt một tên lửa, với một đầu đạn nhỏ trên đó và phóng đi trước, vì vậy tàu ngầm sẽ dễ bị Nga tấn công. Dưới quan điểm chiến lược hải quân, tôi thấy điều này không bền vững”, ông Wolfsthal cho hay.

Tên lửa Trident D5 phóng từ tàu ngầm - Ảnh: Lockheed Martin

Ý tưởng phát triển một loạiđầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa đạn đạo phóng từ trên biển xuất phát từ niềm tin rằng nếu có bất cứ xung đột nào với Nga ở phía đông NATO, phía Moscow sẽ sớm dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật để bù đắp cho điểm yếu của những vũ khí truyền thống. Người Nga sẽ dựa trên sự do dự của Mỹ trong việc sử dụng đầu đạn hạt nhân cho những vũ khí hiện có của nước này.

Ông Hans Kristensen, giám đốc dự án theo dõi thông tin hạt nhân của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, đánh giá lời biện minh mà bản NPR đưa ra cho quyết định phát triển vũ khí mới không phù hợp.

Ông Daryl Kimball, người đứng đầu Hiệp hội Kiểm soát vũ khí Mỹ (ACA)cũng cho rằng ý tưởng phát triển một vũ khí mới cho kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là “tư tưởng Chiến tranh lạnh, nguy hiểm”.

“Nước Mỹ đã sở hữu một loạt các khả năng hạt nhân khác nhau, và không có bằng chứng cho thấy gia tăng số vũ khí hữu dụng sẽ giúp tăng khả năng răn đe đối thủ hay buộc họ phải có lựa chọn khác ngoài vũ khí hạt nhân”, ông cho biết.

Ông Kimball cũng phản đối mở rộng các trường hợp dùng đến vũ khí hạt nhân. Theo ông, "việc sử dụng ngay cả một số lượng ít vũ khí này cũng là rất nguy hiểm. Đe dọa tấn công hạt nhân để đối phó với những mối đe dọa không cân xứng là không cần thiết, sẽ làm gia tăng nguy cơ dùng đến vũ khí hạt nhân, và sẽ là cớ để các quốc gia khác biện minh cho hành động nâng cao vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách của họ”.

Cẩm Bình (theo The Washington Post)
Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ muốn nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân