Do giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá thịt lợn tăng do nguồn cung giảm... nên đã góp phần làm chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8.2019 tăng so với tháng liền trước.

Tháng 8 có 8/11 nhóm hàng và dịch vụ có chỉ số giá tăng

Bùi Trí Lâm | 29/08/2019, 11:46

Do giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá thịt lợn tăng do nguồn cung giảm... nên đã góp phần làm chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8.2019 tăng so với tháng liền trước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, bên cạnh việc kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tháng giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá thịt lợn tăng do nguồn cung giảm là những yếu tố chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8.2019 tăng 0,28% so với tháng trước. Tính bình quân 8 tháng qua tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 8 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Trong mức tăng 0,28% của chỉ số giá tiêu dùngtháng 8so với tháng liền trước có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 2,81% (dịch vụ y tế tăng 3,64%; nhóm giáo dục tăng 0,57% (dịch vụ giáo dục tăng 0,54%) do một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,33%, chủ yếu do nhóm nhà ở thuê tăng 0,43%; chỉ số giá điện tăng 0,33%; chỉ số giá nước tăng 0,28%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,31%; thực phẩm tăng 0,29%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%. Ba nhóm có chỉ số giá giảm là: giao thông giảm 0,46%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06%; bưu chính viễn thông giảm 0,05%.

CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2019 tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2018; CPI tháng 8.2019 tăng 1,87% so với tháng 12.2018 và tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 8.2019 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,95% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2019 tăng 1,9% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Tổng Cục thống kê cho rằng giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo giá vàng thế giới do căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và USD giảm giá do Cục Dựtrữ Liên bang Mỹ giảm lãi suất từ ngày 31.7.2019.

Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24.8.2019 tăng 5,46% so với tháng 7.2019. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 8.2019 tăng 4,61% so với tháng trước; tăng 14,33% so với tháng 12.2018 và tăng 14,93% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá USD tháng 8.2019 giảm 0,17% so với tháng trước; giảm 0,38% so với tháng 12.2018 và giảm 0,13% so với cùng kỳ năm 2018.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháng 8 có 8/11 nhóm hàng và dịch vụ có chỉ số giá tăng