Động cơ của nhóm du khách người Nhật thì rõ rồi, nhưng còn đạo diễn Lưu Bạch Đàn thì mời Thanh Lan đóng phim “Tình khúc thứ mười” để làm gì? Người trong giới đã tỏ ra nghi ngờ ông đạo diễn này vì ông ta là một đạo diễn chuyên nghiệp, không lẽ lại không phân biệt được máy quay phim chuyên dụng và máy quay phim “tài tử” 18 ly?

Thanh Lan chuyện tình và chuyện thị phi-Kỳ cuối

Một Thế Giới | 17/08/2015, 14:00

Động cơ của nhóm du khách người Nhật thì rõ rồi, nhưng còn đạo diễn Lưu Bạch Đàn thì mời Thanh Lan đóng phim “Tình khúc thứ mười” để làm gì? Người trong giới đã tỏ ra nghi ngờ ông đạo diễn này vì ông ta là một đạo diễn chuyên nghiệp, không lẽ lại không phân biệt được máy quay phim chuyên dụng và máy quay phim “tài tử” 18 ly?

“Tình khúc thứ mười” phim không bao giờ chiếu

Nghi án đối với đạo diễn Lưu Bạch Đàn là, có phải chăng trong lúc thất nghiệp, đang “vã độ”, ông đạo diễn này đã bị nhóm du khách người Nhật “móc nối” và cho một số tiền để ông đi mời Thanh Lan đóng phim “Tình khúc thứ mười” và ông cũng chỉ biết có thế chứ không biết đó là phim gì. Nhưng còn Thanh Lan? Cô cũng là một diễn viên chuyên nghiệp, thời gian đó cũng đã đóng được một số phim, chẳng lẽ lại không biết mình bị gạt đóng phim sex trước ốnh kính máy quay 18 ly?

Nghi án này có lẽ không bao giờ được làm sáng tỏ bởi những người trong cuộc. Bởi đạo diễn Lưu Bạch Đàn cứ khăng khăng bảo ông ta có lòng tốt mời Thanh Lan đóng phim cho hãng phim nổi tiếng của Nhật, còn Thanh Lan tất nhiên cứ cả quyết cô bị lừa đóng phim sex. Chuyện nổi đình nổi đám này dư luận trong giới và một số nhà báo Sài Gòn thời đó đều biết, nhưng phim “Tình khúc thứ mười” chẳng bao giờ được “công chiếu” vì nó đã biến mất cùng với nhóm du khách người Nhật lừa đảo này, và rồi thời gian như nước chảy qua cầu, sự việc cũng lùi dần vào dĩ vãng.

Sau sự cố của phim “Tình khúc thứ mười” Thanh Lan hầu như chẳng còn ngại ngùng gì khi nhận những vai diễn sẵn sàng khỏa thân trước ống kính của máy quay. Cô đã đóng hàng loạt phim về sau và nhiều phim trong số này thường có những cảnh sex mà Thanh Lan luôn nhận là mình tự đóng, trong khi một số nữ diễn viên khác thì bảo rằng đã nhờ người đóng thế những cảnh khỏa thân.

Sau khi ra nước ngoài năm 1993, Thanh Lan vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật trên các lãnh vực. Điều đặc biệt là Thanh Lan ngoài tài năng ca hát, đóng kịch, đóng phim, cô còn làm thơ. Năm 2002, Thanh Lan đã in tập thơ đầu tay tại Mỹ, tập thơ có nhan đề là “Tình Đầu” ngoài phần sáng tác tiếng Việt, có in thêm hai song ngữ: Anh, Pháp, do chính Thanh Lan chuyển ngữ. Tập thơ này gồm có 80 bài, đủ thể thoại và chủ yếu nói về quê hương, đất nước, gia đình và tình yêu đôi lứa. Tất nhiên Thanh Lan làm thơ chủ yếu bằng cảm xúc và chưa thể gọi là “nhà thơ” nhưng đây lại là niềm đam mê của cô sau diễn xuất và ca hát.

Ví dụ bài thơ “Tuổi học trò” sau đây:

                     “ Rất nhiều thơ ca ngợi tà áo trắng

                      Như mây bay trên bầu trời lãng đãng

                      Rợp sân trường nư bầy cừu ngoan ngoãn

                      Thật ngoan hiền những ta áo trinh nguyên

                     Rất nhiều thơ ca ngợi mái tóc dài

                     Lúc tan trường như suối chảy bờ vai

                     Nhịp xe quay cùng mái tóc bay bay

                     Vờn rất nhẹ đôi vai tròn e ấp…”

Thanh Lan và ba bước ngoặc nghệ thuật

Cuộc đời và hoạt động nghệ thuật của Thanh Lan có thể chia ra làm 3 giai đoạn: Trước năm 1975, sau năm 1975 ở Việt Nam và từ sau năm 1993 ở Mỹ. Hiện Thanh Lan cư ngụ tại Newport Beach, miền Nam tiểu bang California, Mỹ. Cũng giống như nhiều người Việt Nam lúc đầu định cư ỡ Mỹ, 6 năm đầu tiên, Thanh Lan có cuộc sống khó khăn, chật vật, nhưng rồi được ổn định dần. Khi bắt đầu hoạt động ca hát trở lại, Thanh Lan đã đi trình diễn nhiều nơi tại các tiểu ban  nước Mỹ, tham gia các chương trình ca nhạc lớn, thực hiện live show, tham dự các buổi họp mặt, giao lưu ca nhạc của các đoàn thể cộng đồng, lưu diễn ở Canada, Âu châu, Úc châu, tham gia các chương trình từ thiện giúp đỡ trẻ em thiếu may mắn.

Từ năm 1994, Thanh Lan đã tham gia, hợp tác với nhiều trung tâm sản xuất vidéo, và tự  thực hiện, sản xuất nhiều CD, VCD, DVD ca nhạc cho riêng mình, trong đó có nhiều nhạc phẩm do Thanh Lan sọan lời Việt từ những ca khúc nổi tiếng của Pháp. Năm 1995, Thanh Lan đã được mời đến hát tại sân khấu của trường Đại học Havard, một trường đại học nổi tiếng của Mỹ tại tiểu bang  Massachussets.

Từ năm 1995 trở đi là năm đánh dấu hoạt động nghệ thuật của Thanh Lan mạnh mẽ nhất tại nước ngoài, một số tờ báo lớn tại tiểu bang California như: San Jose Mercry News, Los Angeles Times, Orange Country Register… đã giới thiệu sự xuất hiện của Thanh Lan ở Mỹ một cách trang trọng. Năm 1998 Thanh Lan đã làm đạo diễn thực hiện băng vidéo ca nhạc :”Trong năng, trong gió” với nhiều ngoại cảnh quay tại Mỹ, Âu châu, Úc châu, Thái Lan với tiếng hát của chính cô và những bài tình ca Việt, Anh, Pháp nổi tiếng và với những sáng tác mới nhất của Thanh Lan.

Năm 2005, đài truyền hình BBC của London đã  qua Mỹ để thực hiện quay hình live show cho một mình Thanh Lan hát và diễn giải bằng tiếng Anh, xen kẽ những bài thơ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp do chính Thanh Lan sáng tác và ngâm một số bài thơ do cô làm. Chương này này dài 2 tiếng đồng hồ. Sau đó chương trình Flashback của Đài truyền hình BBC đã phát bài Bang Bang, nhạc Pháp do Thanh Lan hát cho bộ phim tài liệu về Sài Gòn sau 30 năm chấm dứt chiến tranh.

Thanh Lan cũng từng có chương trình Talk  Show trên Đài truyền hình SET. Và dấu ấn đậm nét nhất khi Thanh Lan thực hiện chương trình ca nhạc “Tình ca một thời để nhớ” diễn ra vào Chủ Nhật  ngày 2-8-2009 tại Rạp Star Performing Art Center. Nghệ sĩ Quốc Thái, chủ nhân Rạp Star Performing Art Center đã khai mạc chương trình bằng những lời chào mừng nồng nhiệt khi giới thiệu Thanh Lan với khán giả. Để chuẩn bị cho chương trình Talk Show này Thanh Lan đã chuẩn bị mất 6 tháng ròng để chọn trang phục và các kiểu tóc cho phù hợp, tập 20 ca khúc để biểu diễn. Với đài từ khá tốt, phong cách diễn giải chân tình và với giọng hát của chính mình Thanh Lan đã chinh phục được cảm tình của khán giả như thủa nào còn ở tại quê nhà.

Từ Kế Tường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh Lan chuyện tình và chuyện thị phi-Kỳ cuối