Anh Nghiêm mắc phải căn bệnh Hemophilia ở thể rất nặng gây chảy máu thường xuyên, lại bị một vết thương lớn sâu hoắm nhiễm trùng nặng ở hông trái, mông, đùi và bụng phải nên các bác sĩ tưởng chừng “bó tay”.

Thanh niên nằm viện hơn 10 năm chữa bệnh Hemophilia, bảo hiểm y tế chi trả 38,3 tỉ đồng

Hồ Quang | 13/04/2021, 19:00

Anh Nghiêm mắc phải căn bệnh Hemophilia ở thể rất nặng gây chảy máu thường xuyên, lại bị một vết thương lớn sâu hoắm nhiễm trùng nặng ở hông trái, mông, đùi và bụng phải nên các bác sĩ tưởng chừng “bó tay”.

Chiều 13.4, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau hơn 10 năm điều trị, các bác sĩ đã xử lý thành công vết thương lớn sâu hoắm nhiễm trùng nặng ở hông trái, mông, đùi và bụng phải cứu sống nam thanh niên mắc phải căn bệnh Hemophilia do thiếu yếu tố VIII.

TS.BS Trần Thanh Tùng - Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy nói anh Phan Hữu Nghiêm (37 tuổi, quê ở Vĩnh Long) mắc phải căn bệnh Hemophilia (rối loạn động máu) ở thể rất nặng từ nhỏ, nồng độ trong máu dưới 0,8%, nhưng gia đình không biết.

Trong suốt hơn 10 năm điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết hơn 10 lần đã đe dọa đến tính mạng, các bác sĩ đã hơn 10 lần hội chẩn liên chuyên khoa và trải qua 26 lần mổ. Chi phí điều trị cho bệnh nhân là 40,8 tỉ đồng, trong đó được bảo hiểm y tế chi trả đến 38,3 tỉ đồng.

"Hiện vết thương của bệnh nhân đã lành, khô và không còn chảy máu nữa. Bệnh nhân sẽ được xuất viện vào ngày 15.4 tới”, bác sĩ Tùng cho hay.

bac-si-bo-qua-chong-chi-dinh-hon-10-nammiet-mai-cuu-bneh0nhan-thoat-chet-hinh-anh(1).png
TS.BS Ngô Đức Hiệp- Trưởng khoa Phỏng – Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy chúc mừng bệnh nhân Nghiêm đã khỏi bệnh và chuẩn bị xuất viện - Ảnh: PV

Trước đó, vào năm 2003, trong một lần làm việc, anh Nghiêm bất ngờ bị té ngã. Do mắc phải căn bệnh Hemophilia ở thể rất nặng nên mỗi khi bị té ngã, máu trong cơ thể anh chảy liên tục, không cầm được và đã hình thành một khối máu tụ lớn ở hông trái.

Theo bác sĩ Tùng, đến năm 2010, anh Nghiêm đã tìm đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Lúc này khối máu tụ đã lớn có dấu hiệu hoại tử, nhưng do bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu, không thể cầm được máu và vì chưa có thuốc cầm máu yếu tố VIII nên không thể phẫu thuật để xử lý khối máu tụ trên.

“Chúng tôi đã chọn phương án xạ trị cho khối u nhỏ lại, chứ không dám phẫu thuật, vì không có biện pháp để cầm máu”, bác sĩ Tùng cho biết.

Đến năm 2014, khối u to như những tổ ong, hoại tử liên tục, bệnh nhân sốt, đau. Khối máu tụ này đã kéo dài hơn 10 năm phá hủy xương. Các bác sĩ rất sợ vì khối hoại tử khổng lồ. Nếu mổ thì dễ nguy hiểm tính mạng Nghiêm vì anh rất yếu, phải đảm bảo thuốc cầm máu yếu tố VIII. Nếu không mổ thì bệnh nhân sẽ không thể sống. Thế nên các bác sĩ quyết định phẫu thuật.

“Thời điểm này thuốc cầm máu yếu tố VIII là thuốc hiếm, chưa có số đăng ký ở Việt Nam, nhưng do tình thế khẩn cấp, các bác sĩ ở Khoa dược đã tận dụng mối quan hệ cá nhân nhanh chóng tìm được nguồn thuốc này. Cuộc phẫu thuật được tiến hành kéo dài 3 giờ nhưng các bác sĩ chỉ lấy các mô nhũn nát và một ít máu tụ, chứ không thể lấy hết”, bác sĩ Tùng nhớ lại.

Ca mổ thành công nhưng vết thương hoại tử không lành, cứ chảy máu và tiếp tục hoại tử. Lúc này, các bác sĩ ở đây gần như “bó tay”. Sau khi hội ý với khoa Phỏng - tạo hình, các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân đến đây để điều trị.

Theo TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Tạo hình, với tình trạng hiện tại, bệnh nhân chỉ còn 1 phương pháp duy nhất để xử lý vết thương hoại tử trên là hút dịch bằng máy áp lực âm. Song éo le là phương pháp này lại chống chỉ định với bệnh nhân máu không đông.

Sau một thời gian đắn đo, tìm tòi, các bác sĩ ở đây đã nghĩ ra cách “bỏ qua” chỉ định trên và thực hiện máy hút áp lực âm thành công, lấy được dịch tiết ở vết thương hoại tử. Bên trong dịch tiết, hoại tử xương, các bác sĩ đục bỏ loại bỏ xương viêm.

“Tôi tìm hiểu thì được biết, máy hút áp lực âm thường có chỉ số 70mmHg trở lên. Lúc này, tôi nghĩ nếu mình sử dụng máy hút áp lực âm ở chỉ số thấp hơn có thể bệnh nhân không bị chảy máu. Do đó, trong quá trình sử dụng máy hút áp lực âm, tôi yêu cầu tăng cường truyền thuốc yếu tố VIII để đảm bảo bệnh nhân không bị chảy máu, đồng thời trong quá trình vận hành máy hút áp lực âm, tôi phải canh liên tục đề điều chỉnh, khi chỉ số đến 40mmHg thấy bệnh nhân không chảy máu nên tiến hành cho hút dịch ở áp lực đó”, bác sĩ Hiệp chia sẻ.

Theo bác sĩ Hiệp, lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy gặp phải mắc căn bệnh Hemophilia ở thể nặng và rơi vào tình trạng nguy hiểm nêu trên. Bệnh nhân này rất đặc biệt, vết thương nhiễm trùng rất nặng, gây hôi thối kinh hoàng, thời gian điều trị rất dài, chi phí cao, đặc biệt bảo hiểm y tế chi trả đến 38,3 tỉ đồng. Đây là con số kỷ lục với một bệnh nhân mà bảo hiểm y tế chi trả.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh niên nằm viện hơn 10 năm chữa bệnh Hemophilia, bảo hiểm y tế chi trả 38,3 tỉ đồng