Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết cần phải xem nhà máy vận hành theo quy trình hay không. Nếu vận hành đúng quy trình mà vẫn gây hại thì cần xem lại quy trình để vừa đảm bảo mục tiêu phát điện nhưng vẫn giữ an toàn cho người dân hạ du.

Thanh tra thủy điện Hố Hô: Xả lũ sai quy trình nhưng...thông cảm được!

Trí Lâm | 18/10/2016, 15:08

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết cần phải xem nhà máy vận hành theo quy trình hay không. Nếu vận hành đúng quy trình mà vẫn gây hại thì cần xem lại quy trình để vừa đảm bảo mục tiêu phát điện nhưng vẫn giữ an toàn cho người dân hạ du.

Không có nhà máy cũng không sao

Chiều 18.10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tham gia cuộc làm việc của đoàn công tác với nhà máy thủy điện Hố Hô và nghe các thành viên đoàn công tác báo cáo kết quả bước đầu quá trình kiểm tra.

Tại đây, ông Vượng đã nhấn mạnh: “Nhà máy Hố Hô nhỏ, công suất chỉ 14MW, nếu không có thì cũng không ảnh hưởng gì lắm, nhưng nếu nhà máy không vận hành tốt, để ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân thì cần xem xét lại” – ông Vượng nói.

Theo báo cáo của ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), giai đoạn đầu, việc vận hành của nhà máy tiến hành đúng quy trình, xả lũ ít hơn lượng nước đến. Từ trưa 13.10 đến trưa 14.10, nhà máy đã hạ mực nước để đón lũ. Chiều 14 đến đêm 14.10, lũ lên nhanh, trong 5 tiếng đã tăng gầngấp 4lần, thì phải xả lũ hết công suất.

Cuộc làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Công Thương với nhà máy và đoàn kiểm tra

Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, nhà máy mở hết tất cả các cửa van xả với lưu lượng 1.843m3/giâylà chưa đúng quy trình, khi đó nhà máy chưa được phép mở hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này có thể thông cảm và chấp nhận được bởi khi đó có tình huống khẩn cấp.

“Khi mưa lớn, taluy dương vai phải sạt lở khiến nhà máy đối mặt nguy cơ bị vô hiệu hóa trạm điện dự phòng. Nếu vậy sẽ dẫn đến mất điện và không thể tiếp tục mở được cửa van xả cuối cùng. Trong tình hình mưa lũ chưa dứt, không biết còn lên cao bao nhiêu thì nhà máy phải mở van cuối cùng để đảm bảo an toàn cũng là hợp lý. Nếu không, tình hình sẽ nguy hiểm hơn nhiều” – ông Quân nói.

Đoàn công tác cũng đã chỉ ra, với dung tích hữu ích chỉ 6 triệu mét khối, nhà máy thủy điện Hố Hô không có khả năng cắt lũ, đồng thời chỉ ra nhiều điểm tồn tại trong công tác vận hành và phối hợp với chính quyền của nhà máy.

Ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biếtcông tác kiểm tra, bảo đảm an toàn, lường trước tình huống không được chi tiết. Công tác dự báo, phòng chống chưa được chu đáo, công văn chỉ mang tính báo cáo tình hình chứ không có yếu tố cảnh báo.

Đồng thời, việc phối hợp với địa phương tuy có tiến hành, có gọi điện, gửi công văn nhưng kết nối 2 chiều chưa hiệu quả, mới chỉ chú trọng ở việc gửi đi, chưa để ý đến việc lắng nghe phản hồi…

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng chỉ rõphương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn có đưa ra 4 tình huống nhưng tình huống sạt trượt chưa có trong các phương án. Sau kiểm tra mùa mưa bão không phát hiện ra những nguy cơ sạt lở, nguy hiểm để chủ động ứng phó; nguồn điện dự phòng đặt ở vị trí không phù hợp, thiếu an toàn.“Nếu nhà máy kiểm tra tình hình kỹlưỡng, phát hiện ra sớm nguy cơ sạt lở và khắc phục thì đã không phải mở van xả khi chưa được phép” – ông Vượng nói.

Đúng quy trình mà gây hại thì phải xem lại quy trình

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biếtcần phải xem nhà máy vận hành theo quy trình hay không.Nếu vận hành đúng quy trình mà vẫn gây hại thì cần xem lại quy trình để vừa đảm bảo mục tiêu phát điện nhưng vẫn giữ an toàn cho người dân hạ du.

Ông Vượng cho hayngười dân chịu rất nhiều thiệt hại trong những ngày lũ và người dân có phản ánh rằng mưa lũ về quá nhanh, từ khi họ nhận được tin nhà máy thủy điện xả lũ thì chỉ 30 phút sau lũ đã về đến nhà. Thời gian ngắn như thế thì không kịp di dời tài sản của mình.

Theo đó, trước khi nói trách nhiệm thuộc về ai thì nhà máy cần cùng địa phương khắc phục hậu quả. Nhà máy đóng trên địa bàn, khi xảy ra khó khăn thì ngoài việc đảm bảo an toàn cho nhà máy thì cần phối hợp với địa phương.

“Dù khách quan hay chủ quan, do ông trời hay do người thì đây là những cảnh hết sức đau lòng. Với tinh thần thực sự khách quan, trong việc vận hành mưa lũ có sai sót gì hay không, nếu nhà máy làm trầm trọng thêm tình hình, gây khó khăn cho bà con thì phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp nhà máy tuân thủ mà vẫn gây hại thì cần xem lại quy trình” – ông Vượng nhấn mạnh.

Cùng với đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cần nghiên cứu kỹtình hình địa phương để có phương án tối ưu ứng phó trong mùa mưa lũ. Còn quá sớm để đưa ra kết luận trong thời điểm hiện nay. Đoàn công tác cần công bố thêm chứng cứ, nêu rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

“Chúng ta cần xây dựng phương án di dời dân trong vùng lũ, các nhà máy thủy điện cần triển khai ngay để dân biết khi lũ về có chỗ chạy đến ngay. Nhà máy cũng mới chỉ tổ chức diễn tập cho cán bộ nhân viên nhà máy chứ chưa phối hợp cũng người dân. Khi sự việc xảy ra thì người dân và chính quyền địa phương và người dân cũng lúng túng” – ông Vượng nói.

Chiều nay, đoàn kiểm tra và Thứ tưởng Bộ Công Thương tiếp tục có cuộc làm việc với chính quyền huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh tra thủy điện Hố Hô: Xả lũ sai quy trình nhưng...thông cảm được!