Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời nhiều chuyên gia cùng nguồn tin quân sự cho biết Trung Quốc đang phát triển loại máy bay tiêm kích mới hoạt động trên tàu sân bay, thay cho những chiếc J-15 bị nhiều lỗi kỹ thuật.

Thất vọng với J-15, Trung Quốc định thay bằng máy bay tiêm kích mới

05/07/2018, 13:16

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời nhiều chuyên gia cùng nguồn tin quân sự cho biết Trung Quốc đang phát triển loại máy bay tiêm kích mới hoạt động trên tàu sân bay, thay cho những chiếc J-15 bị nhiều lỗi kỹ thuật.

Một chiếc J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh - Ảnh: SCMP

Trung Quốc dành hơn 10 năm để phát triển J-15 dựa theo nguyên mẫu chiếc tiêm kích hai động cơ Su-33 của Nga. Với trọng lượng tối đa khi cất cánh có thể đạt đến 33 tấn, J-15 là chiếc tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay nặng nhất thế giới. Đây làm mẫu máy bay chủ lực của hai tàu sân bay Liêu Ninh và Type 001A.

Tuy nhiên, theo chuyên gia hải quân Lý Kiệt, để thực hiện hóa tham vọng có một lực lượng hải quân đủ sức hoạt động trên phạm vi toàn cầu và bảo vệ những lợi ích ngày càng tăng của mình, Trung Quốc phải có loại tiêm kích mới, hoạt động tốt trên những tàu sân bay đã có lẫn trong tương lai (Bắc Kinh có kế hoạch sở hữu ít nhất 4 tàu sân bay).

“Để cải thiện hiệu quả chiến đấu của các nhóm tác chiến tàu sân bay, phát triển một tiêm kích mới là điều cần phải làm”, chuyên gia Lý khẳng định. Ông cũng đánh giá FC-31 có thể là phương án thay thế J-15 khả dĩ.

FC-31 là tiêm kích tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc, nhỏ và nhẹ hơn J-15 (trọng lượng cất cánh tối đa chỉ có 28 tấn). FC-31 có chuyến bay đầu tiên vào năm 2012. Chuyện phát triển máy bay thay J-15 đã được tướng Trương Hồng Hạ, Phó tư lệnh không quân Trung Quốc, xác nhận với SCMP.

Nhu cầu có một loại tiêm kích mới càng cấp thiết khi J-15 xảy ra hàng loạt sai sót kỹ thuật, cướp đi sinh mạng một phi công và làm bị thương một người khác. Hai nguồn tin quân sự tiết lộ đã có ít nhất 4 tai nạn liên quan đến loại tiêm kích này, mặc dù chỉ có 2 vụ được truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Đã có ít nhất 4 tai nạn liên quan đến loại tiêm kích J-15 - Ảnh: SCMP

Theo một trong hai nguồn tin, “chiếc J-15 có vấn đề. Hệ thống điều khiển bay bất ổn của nó là yếu tố chính gây ra hai tai nạn chết người 2 năm trước”. Phi công Trương Siêu, 29 tuổi, hy sinh tháng 4.2016 vì cố cứu chiếc tiêm kích J-15 mà anh ta đang lái. Ba tuần sau, đến lượt phi công Tào Tiên Kiến, khoảng 40 tuổi, gặp vấn đề tương tự, may mắn sống sót nhưng bị thương nặng.

Nhiều máy bay do Trung Quốc tự sản xuất đều có vấn đề về động cơ lẫn thiết kế. Nhưng thay vì tiến hành nhiều thử nghiệm hơn, chúng vẫn được đưa vào sử dụng. Một cựu chiến binh hải quân cho biết: “Tất nhiên ta không thể ngăn chặn chuyện tai nạn xảy ra trong lúc tiến hành huấn luyện. Nhưng khác với đồng nghiệp ở các quốc gia phương Tây, phi công Trung Quốc bị yêu cầu phải khắc phục được lỗi máy móc của máy bay”.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thất vọng với J-15, Trung Quốc định thay bằng máy bay tiêm kích mới