Vốn là người làm thơ và xuất bản sách, Bùi Chát rẽ ngang qua vẽ tranh và mở triển lãm khiến cho nhiều người bất ngờ.

Thấy gì từ triển lãm của thi sĩ Bùi Chát?

Tiểu Vũ | 17/07/2022, 18:03

Vốn là người làm thơ và xuất bản sách, Bùi Chát rẽ ngang qua vẽ tranh và mở triển lãm khiến cho nhiều người bất ngờ.

Với văn chương thì Bùi Chát là cái tên không quá xa lạ, anh tên thật Bùi Quang Viễn, sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai. Nhà thơ Bùi Chát từng học đại học ngành Văn và ngành Luật sau đó ra làm thơ và làm xuất bản.

img_0403.jpg
Nhà thơ-họa sĩ Bùi Chát chia sẻ tại khai mạc triển lãm - Ảnh: T.V 

Nhưng với hội họa thì có thể nói Bùi Chát là cái tên khá bất ngờ. Chính vì vậy, khai mạc triển lãm tranh của Bùi Chát vào chiều 15.6 tại Alpha Artstation (271/5 Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, TP.HCM) đã thu hút nhiều họa sĩ ở Sài Gòn đến chúc mừng và thưởng lãm về tranh của họa sĩ.

img_0348.jpg
Công chúng TP.HCM thưởng lãm tranh của Bùi Chát 

Trên thực tế, Bùi Chát đã biết cầm cọ từ lâu. Bùi Chát đã mày mò, thể nghiệm thoải mái với việc vẽ tranh cùng các vật liệu ngôn ngữ “phản trường quy". Nhưng vì thơ và các công việc xuất bản chiếm nhiều thời gian và cả diễn đàn, nên việc vẽ tranh của Bùi Chát đôi khi phải dừng lại, hoặc tạm bị che khuất.

Hai năm dịch bệnh COVID-19 cũng chính là thời điểm Bùi Chát trở lại với hội họa một cách mạnh mẽ nhất. Ai cũng ngỡ nhà thơ Bùi Chát chỉ vẽ chơi để thư giãn trong phút chốc tạm dừng phiêu lưu vần điệu, không ngờ anh lại âm thầm nuôi dưỡng đam mê cầm cọ.

img_0395.jpg
Triển lãm của Bùi Chát thu hút sự quan tâm của giới hội họa 

Bùi Chát quan niệm nghệ thuật là một chuỗi các tình huống đã được xử lý trong quá trình thực hành: “Nói một cách ví von thì mỗi lần thực hành nghệ thuật là mỗi lần tôi tự ném mình vào đại dương, cách để hoàn thành một tác phẩm cũng tựa như cách một người sống sót giữa biển, nghĩa là bằng mọi giá phải xử lý, phải ứng biến để thoát khỏi mọi tình huống nguy hiểm mà mình gặp phải. Với tôi, nghệ thuật hình thành khi xử lý hiệu quả các tình huống đó, vì vậy tôi thường gọi hội hoạ của tôi là hội họa “tình huống” hoặc “hội hoạ ứng biến tình huống…”, Bùi Chát chia sẻ.

img_0062.jpg
Công chúng TP.HCM thưởng lãm tranh của Bùi Chát

29 bức tranh của Bùi Chát trưng bày tại triển lãm cũng đã nói lên được điều đó. Về ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy chủ đạo là trừu tượng trữ tình (lyrical abstraction), nhưng bảng màu thì phảng phất chất dã thú (fauvism), còn tinh thần sáng tác thì pha trộn giữa ngẫu biến (fluxus) và đa đa (dadaism). Bùi Chát vẽ tranh cũng như anh làm thơ. Đó là sự tìm thể nghiệm và sáng tạo.

“Không giống nhiều nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ băng ngang vào hội họa, thường vẽ theo lối tượng trưng hay biểu hiện, Bùi Chát nghiêng hẳn theo hướng trừu tượng - đòi hỏi sự tinh tường và tinh tế trong dụng ngôn hội họa - và hầu hết tranh tôi đã xem đều thực sự là những tác phẩm đẹp với phong cách lyrical abstraction rất riêng” - nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng nhận định.

Một số tác phẩm của Bùi Chát: 

155x133cm-2-.jpg
155x120cm-2-.jpg
155x115cm.jpg
135x159cm.jpg
95x130cm.jpg
95x105cm.jpg
50x70cm-2-.jpg
50x70cm-1-.jpg

Bài liên quan
Video: Toàn cảnh triển lãm ‘Hồn xưa bến lạ’ của bộ tứ danh họa Phổ - Thứ - Lựu - Đàm
“Hồn xưa bến lạ” là triển lãm do nhà đấu giá danh tiếng thế giới Sotheby’s lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thấy gì từ triển lãm của thi sĩ Bùi Chát?