Khi dịch coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp lan đến cả Ý, Hàn Quốc và Iran... câu hỏi được đặt ra là thế giới đã sẵn sàng đối phó nguy cơ COVID-19 bùng phát thành đại dịch hay chưa?

Thế giới căng thẳng vì COVID-19

Mỹ Trinh | 26/02/2020, 17:36

Khi dịch coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp lan đến cả Ý, Hàn Quốc và Iran... câu hỏi được đặt ra là thế giới đã sẵn sàng đối phó nguy cơ COVID-19 bùng phát thành đại dịch hay chưa?

Hãng tin AP ngày 25.2 (giờ Mỹ) nêu các động thái chống dịch quyết liệt của Trung Quốc - như hạn chế sự đi lại của quần chúng, nhân viên y tế đến từng nhà dân để đo thân nhiệt, lập các bệnh viện dã chiến lớn để cách ly cũng như đóng cửa toàn bộ các thành phố - đã cho thế giới có thời gian quýbáu để chuẩn bị đối phó nguy cơ COVID-19 lan khắp toàn cầu.

Các nước khác cũng ra lệnh hạn chế đi lại, giảm số người cần khám sức khỏe hoặc tổ chức cách ly. Tiến sĩ Anthony Fauci, trưởng nhánh dịch lây của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ,xác nhận phản ứng chống dịch của Trung Quốc đã cho các nước khác có thời gian để lên kế hoạch phòng chống dịch và sẵn sàng thực hiện các việc cần làm.

Ông Fauci nói: “Thật sự chúng tôi đã rất thành công, vì đã có thể xác minh, cô lập các ca nhiễm liên quan sự đi lại, và tìm ra người đã tiếp xúc với các người đã bị nhiễm”.

Mỹ lo ngại COVID-19 sẽ lan rộng

Các quan chức ngành y tế Mỹ hôm 25.2 lo lắng là đến lúc nào đó COVID-19 sẽ lan khắp nước Mỹ, ngay vào lúc các đồng nghiệp châu Âu và châu Á chật vật chống cơn bùng phát mới của dịch.

Tiến sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung tâm Miễn dịch và Hô hấp Quốc gia (thuộc Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ, CDC) bày tỏ sự e ngại khi dịch lan rộng và cho biếtbà đã liên hệ với ban giám hiệu của trường con bà học, để hỏi về kế hoạch dạy học qua mạng internet, nếu như phải tạm đóng cửa trường (điều Mỹ đã từng làm hồi năm 2009 khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1).

Bà khuyến khích các phụ huynh Mỹ nên liên hệ với trường của con họ, để hỏi điều tương tự. Họ cũng nên đề nghị chủ lao động cho họ được làm việc ở nhà. Bà nói: “Chúng tôi muốn bảo đảm dân chúng Mỹ được chuẩn bị kỹ”.

Ở Mỹ, các bệnh viện và nhân viên cấp cứu từ nhiều năm đã tập phản ứng trước nguy cơ dịch cúm lây nhanh và gây chết người. Các cuộc huấn luyện này đã giúp các bệnh viện đầu tiên chữa trị tốt cho các bệnh nhân Mỹ nhiễm COVID-19.

CDC đã nói chuyên với Hiệp hội các Bệnh viện Mỹ, nơi ngày ngày cập nhật tình hình dịch cho gần 5.000 nhân viên bệnh viện. Các bệnh viện cũng xem xét lại các biện pháp kiểm soát dịch, đánh giá khả năng chữa trị từ xa để giúp bệnh nhân lây nhiễm không phải tiến hành chuyến đi không cần thiết đến bệnh viện, cũng như tính đến phương án tồn trữ số găng tay y tế và khẩu trang y tế vốn đang bị giảm sút.

Trên hết, CDC đã gọi điện thoại đến hơn 11.000 công ty và tổ chức, gồm các sân vận động, trường đại học, các thủ lĩnh tôn giáo, các nhà bán lẻ và các tập đoàn lớn, và trao đổi với các cơ quan y tế cấp hạt, cấp thành phố và cấp bang về khả năng sẵn sàng hủy các sự kiện tụ tập đông người, đóng cửa trường học và tiến hành các bước đề phòng khác.

Liệu thế giới đã sẵn sàng chống dịch COVID-19?

Một vài quốc gia đã phải áp giá trần bán khẩu trang để chống đầu cơ hét giá, trong khi các nước khác dùng loa đặt trên xe tải để cung cấp thông tin về dịch cho người dân biết.

Tại Mỹ và nhiều nước khác, các quan chức y tế phát các tờ hướng dẫn về dịch và tính đến khả năng đóng cửa trường học, cơ quan, xí nghiệp, tổ chức làm việc từ xa và hủy các sự kiện.

Khi chưa có vaccin chống dịch hoặc thuốc trị, công tác chuẩn bị chống dịch chú trọng điều được gọi là “giữ khoảng cách xã hội”, tức hạn chế tụ tập đông người khiến có thể phát tán dịch COVID-19.

Ở Châu Á, Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi các công ty cho phép nhân viên làm việc ở nhà, giải marathon Tokyo chỉ dành cho các tay chạy nhà nghề và hủy các sự kiện công chúng.

Thái Lan tuyên bố sẽ lập các bệnh viện đặc biệt, nơi sẽ khám sức khỏe cho người có các triệu chứng giống cúm nhằm có thể sớm phát hiện dịch sớm.

Sri Lanka và Lào đều áp giá trần bán khẩu trang nhằm chống đầu cơ hét giá, trong khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu phương tiện bảo hiểm cá nhân. Bộ Y tế Ấn Độlập hướng dẫn từng bước xử lý các ca nhiễm để gởi tới 250.000 chính quyền cấp thôn huyện.

Theo AP, Malaysia đặt loa lên xe tải chạy khắp phố phường để thông báo tình hình dịch cho dân biết.

Ở châu Phi, rất nhiều quốc gia có kế hoạch chống đại dịch cúm nhưng hầu hết đã lạc hậu, theo tác giả của một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí y tế The Lancet. Tin khá tốt là nhiều quốc gia châu Phi có đường bay đến Trung Quốc (Ai Cập, Algeria, Nam Phi) cũng có những hệ thống y tế đươc chuẩn bị tốt nhất tại châu lục này.

Ở châu Âu, Pháp lập một bộ xét nghiệm nhanh và đã chia sẻ sản phẩm này với các nước nghèo. Nga đo thân nhiệt hành khách ở sân bay, nhà ga xe điện ngầm và hành khách sử dụng các phương tiện vận chuyển công cộng. Tại Ý, khi các ca nhiễm tăng, chính quyền rút ngắn Lễ hội Hóa trang Venice, đóng cửa nhà hát opera La Scala ở thành phố Milan.

AP định nghĩa đại dịch (Pandemic) là một cơn dịch lan khắp toàn cầu, khiến rất nhiều người bị nhiễm. Tuy nhiên hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói COVID-19 không là đại dịch.

Các quốc gia cũng có thể làm được nhiều hơn nữa, theo Tiến sĩ Bruce Aylward, trưởng đoàn WHO đi xem xét tình hình phòng dịch ở Trung Quốc.

Ông Aylward còn nói: “Trong tình hình này, thời gian là tất cả. Thế giới “đơn giản là chưa sẵn sàng phòng dịch. Nó có thể lây rất nhanh nhưng điều quan trọng là phải thay đổi não trạng”.

Ông đề nghị các nước khác “thực hiện những việc thật sự thực tiễn” để sẵn sàng chống dịch, như huấn luyện hàng trăm nhân viên truy vết sự lây lan của dịch từ người này qua người khác.

Hoặc lập kế hoạch dựng bệnh viện dã chiến hoăc sử dụng toàn bộ các bệnh viện vào công tác cách ly người nhiễm. Các bệnh viện này cần mua nhiều máy quạt gió và máy trợ thở.

Các nước còn phải cải thiện khả năng xét nghiệm nhằm phát hiện nhanh ca nhiễm dịch. Nhân viên y tế cần được hướng dẫn biết nhóm hành khách nào cần được xét nghiệm, khi số quốc gia bị nhiễm dịch tăng lên, theo bà Lauren Sauer, chuyên gia phản ứng tình trạng khẩn cấp của Đại học John Hopkins (Mỹ).

Bà Sauer chỉ ra việc Canada đã sớm chẩn đoán hành khách đầu tiên đến từ Iran đã nhiễm COVID-19, trước khi nhiều nước khác còn đang xem xét cónên đưa Iran vào danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm dịch.

Mỹ Trinh (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới căng thẳng vì COVID-19