Năm 2016 chỉ còn vài giờ nữa là kết thúc, vẫn còn nhiều chuyện xảy ra trên toàn thế giới khi chủ nghĩa khủng bố vẫn hoành hành và căng thẳng dâng cao tại nhiều điểm nóng như Biển Đông...

Thế giới một năm nhìn lại

31/12/2016, 18:11

Năm 2016 chỉ còn vài giờ nữa là kết thúc, vẫn còn nhiều chuyện xảy ra trên toàn thế giới khi chủ nghĩa khủng bố vẫn hoành hành và căng thẳng dâng cao tại nhiều điểm nóng như Biển Đông...

Có người tự hỏi liệu rằng năm 2016 có phải là năm tồi tệ nhất trong lịch sử loài người hay không? Điều đó chắc chắn không nếu người đó chỉ nhìn lại lịch sử của nhân loại trong thế kỷ 20 với hàng loạt biến cố như Chiến tranh thế giới lần 2.

Quả thật, năm 2016 vẫn có nhiều biến động khó lường và nhiều sự kiện có thể sẽ kéo dài trong vài năm nữa.

10: Hòa bình tại Colombia

Quân đội Colombia

Nếu làm việc gì không thành công, hãy dùng trái tim của mình để tìm ra cách tiếp cận đúng. Tổng thống Colombia Juan Santos đã thực hiện đúng như thế khi tìm cách xây dựng hòa bình cho nước của ông thông qua thỏa thuận với FARC.

Ông Santos là người đã thắng cử vào năm 2010 khi tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến với FARC. Thế nhưng, khi có quyền lực ông đã thay đổi và tìm cách đàm phán hòa bình với lực lượng nổi dậy này.

Cuối cùng hai bên đã thông qua một thỏa thuận hòa bình 6 điểm vào ngày 25.8.2016. Với thỏa thuận này ông Santos được tạo giải Nobel Hòa bình 2016.

Tuy nhiên, thỏa thuận hòa bình mới nhanh chóng thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý vào đầu tháng 10 khi nhiều người dân Colombia cho rằng thỏa thuận này quá khoan hồng với FARC.

Không từ bỏ, ông Santos và FARC quyết định nối lại đàm phán mới theo hướng sẽ gắt hơn với một số thành viên của của lực lượng quân sự này và loại bỏ điều khoản thông qua thỏa thuận hòa bình bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Quốc hội Colombia đã nhanh chóng thông qua thỏa thuận hòa bình mới vào đầu tháng 12 này.

9: 2 nữ Tổng thống bị buộc tội

Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff

Số lượng nữ lãnh đạo trên thế giới đã ít, nhưng trong năm 2016 có đến 2 người trong số họ bị buộc tội là nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Bà Rousseff bị luận tội do dính liếu đến vụ tham nhũng tại Petrobras còn bà Park thì bị luận tội vì liên quan đến vụ tham nhũng của một người bạn thân.

8: Đông Aleppo thất thủ

Chiến binh nổi dậy tại Syria

Sau ba tuần tấn công liên tiếp từ giữa tháng 11.2016, quân đội chính phủ Syria đã làm chủ hoàn toàn thành phố Aleppo. Đông Aleppo là một thành trì cực kỳ quan trọng của phe nổi dậy tại nước này. Thành trì này đã được tái chiếm sau 4 năm rơi vào vòng kiểm soát của phe đối lập vũ trang

Chiến thắng tại Aleppo cũng mở ra một lệnh ngừng bắn mới tại Syria với sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Mở ra hy vọng kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 6 năm qua tại quốc gia Trung Đông này.

7: Đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ

Một chỉ huy quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt sau cuộc đảo chính hôm 15.7

Cuộc đảo chính quân sự bất thành trong đêm 15.7 tại Thổ Nhĩ Kỳ là để chống lại Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan. Theo phe đảo chính, họ thực hiện hành động này là để "tái lập hiến pháp".

Ông Erdogan gần như đã bị lật đổ nếu không được sự trợ giúp của hàng vạn người dân tay không tấc sắt xuống đường dẹp đảo chính.

Sau cuộc đảo chính bất thành, Ankara đã liên tục bắt giữ nhiều người được cho là có liên quan đến sự việc đêm 15.7. Hành động này bị phương Tây lên án là hành động "thanh trừng" phe đối lập của ông Erdogan.

"Tác dụng phụ" của cuộc đảo chính bất thành này là việc Thổ Nhĩ Kỳ cùng Nga tái lập lại quan hệ ngoại giao vốn bị hủy sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay quân sự của Nga đang hoạt động ở Syria.

6: Ông Duterte thành Tổng thống Philippines

Một người chết trong cuộc chiến chống ma túy tại Philippines

Chiến thắng của ông Rodrigo Duterte là một bất ngờ lớn trên toàn thế giới khi ứng viên này có nhiều phát ngôn gây sốc, đầy bạo lực. Khi nhậm chức, Tổng thống Duterte cũng khiến cả thế giới bất ngờ với chính sách ngoại giao đa phương của mình.

Theo đó Philippines sẵn sàng hợp tác với nhiều nước như là Trung Quốc, Nga... thay vì chỉ tập trung hợp tác với Mỹ.

Ông Duterte cũng là tâm điểm của sự chỉ trích khi chỉ huy chiến dịch chống ma túy đẫm máu tại nước mình. Tính đến nay đã có hơn 6.000 người thiệt mạng vì chiến dịch này. Dù số người thiệt mạng này không thấm vào đâu so với lời hứa diệt 100.000 tội phạm của ông Duterte khi tranh cử

5: Tòa Trọng tài bác yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông

Đường chín đoạn của Trung Quốc dùng làm yêu sách chủ quyền trên Biển Đông bị bác bỏ

Ngày 12.7, Tòa Trọng tài tại The Hague đã bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Tòa Trọng tài khẳng định yêu sách "đường chín đoạn" của Bắc Kinh là không có cơ sở và không có giá trị pháp lý.

Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài, khẳng định phiên tòa này không đủ thẩm quyền để thụ lý vụ kiện của Philippines.

Trung Quốc dùng "đường chín đoạn" làm yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên hầu hết diện tích Biển Đông với chứng lý duy nhất gọi là "vùng nước lịch sử", một khái niệm không được công nhận trong công pháp quốc tế.

4: Triều Tiên 2 lần thử hạt nhân

Một vụ thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên

Trong năm 2016, Triều Tiên đã liên tục thử nghiệm hạt nhân 2 lần vào tháng 1 và tháng 9. Bình nhưỡng cũng liên tục thử nghiệm các loại vũ khí mới, tên lửa đạn đạo tầm xa...

Tất cả động thái trên đều vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Liên Hợp Quốc đã đưa ra hàng loạt nghị quyết trừng phạt mới được cho là "chưa từng có trong lịch sử" chống lại Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, bỏ qua các nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên khẳng định nước này sẽ tiếp tục chương trình chế tạo vũ khí của mình.

3: Nước Anh rời khỏi EU

Cựu Thủ tướng Anh David Cameron

Nước Anh đã có một cuộc bỏ phiếu gây sốc khi 52% người dân nước này bình chọn rồi khỏi EU. Cuộc bỏ phiếu này khiến Thủ tướng David Cameron phải từ chức và kích động chủ nghĩa dân tộc nổi dậy tại châu Âu.

Tác động của Brexit cho đến nay là chưa rõ ràng, nhưng nó cho thấy sự dễ vỡ của EU cũng như tâm lý dân tộc của nhiều nước tại lục địa này. Sau Brexit, liều thuốc thử tiếp theo số phận của EU là cuộc bầu chọn Tổng thống Pháp, và hai cuộc bầu cử ở Hà Lan, Đức trong năm 2017.

2: Nga tác động đến cuộc bầu cử Mỹ?

Tổng thống Putin đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ giúp ông Trump?

Nga tác động cuộc bầu cử Mỹ, giúp Donald Trump thắng cử là một trong những cáo buộc mới nhất chống lại Moscow gần đây. Đến mức, nhiều quan chức Nga trong đó có Tổng thống Putin cho rằng mọi chuyện trên thế giới đều có thể gán "do Nga làm".

Theo "bằng chứng" do FBI và CIA tung ra thì hai nhóm hacker được cho là của Nga đã tấn công vào hộp thư điện tử của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) và John Podesta, chỉ huy chiến dịch vận động tranh cử của bà Hillary Clinton.

Sau đó, với những thu điện tử mà mình có họ lại tiết lộ cho Wikileaks nhằm bạch hóa, hạ uy tín của đảng Dân chủ cũng như uy tín cá nhân của bà Clinton.

Trong các email được bạch hóa, đảng Dân chủ và các quan chức hàng đầu của đảng này cho thấy đã cố tình xắp xếp để bà Clinton thắng ông Bernie Sanders trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quy tắc dân chủ.

CIA cho rằng "khả năng cao" Nga đã hành động vì Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn trợ giúp ông Donald Trump thắng cử. Ông Trump bác bỏ các cáo buộc của cộng đồng tình báo Mỹ và cho rằng thủ phạm tấn công mạng có thể "là một nước khác".

Tổng thống Obama đã ra lệnh thực hiện một cuộc điều tra về chuyện này và tuyên bố sẽ có "hành động" chống lại Nga. Trong khi đó lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã kêu gọi một cuộc điều tra về vụ việc nhưng chưa rõ ai sẽ là người dẫn đầu cuộc điều tra.

1: Donald Trump thắng cử

Tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump

Ông Donald Trump đã trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ sau khi được cử tri đoàn nước này xác nhận chiến thắng hôm 19.12. Ngay từ lúc tuyên bố tranh cử hôm 16.6.2015, mọi chuyên gia đều đánh giá không có khả năng nào để ông có thể thắng cử. Nhưng mọi sự chấm dứt với chiến thắng của ông Trump trong ngày 8.11.

Với chiến thắng của mình, ông Trump là người thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ thắng cử dù thua số phiếu phổ thông. Ông Trump cũng là Tổng thống Mỹ duy nhất không hề có kinh nghiệm chính trị hoặc quân sự trước khi thắng cử.

Chiến thắng của ông Trump càng đặc biệt hơn khi ông có các tuyên bố như xây bức tường biên giới giữa Mexico - Mỹ, dọa xé các hiệp định thương mại lớn của Mỹ, lên án những chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm qua.

Nhiều nước hiện đang đặt câu hỏi về chính sách đối ngoại "nước Mỹ trên hết của ông Trump. Có thể ông sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc và nối lại quan hệ ngoại giao với Nga. Những nỗ lực này của ông Trump có thể tạo nên một cuộc đấu đá trong nội đảng Cộng hòa, đặc biệt là trong bối cảnh CIA kết luận Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Cuối cùng, tất cả các quyết sách của ông Trump sẽ là tin tức nóng nhất trong năm 2017 vì nó định hình lại quan hệ giữa Mỹ và thế giới.

Thiên Hà (theo News Week)

Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới một năm nhìn lại