Bộ Thương mại Mỹ ngày 24.11 thông báo đưa thêm 12 công ty Trung Quốc vào Entity List – danh sách đối tượng mà Washington xác định có liên quan hoặc có khả năng tham gia hoạt động đi ngược lại lợi ích hoặc an ninh quốc gia Mỹ.

Thêm 12 công ty Trung Quốc bị đưa vào ‘danh sách đen’ của Mỹ

Cẩm Bình | 25/11/2021, 09:41

Bộ Thương mại Mỹ ngày 24.11 thông báo đưa thêm 12 công ty Trung Quốc vào Entity List – danh sách đối tượng mà Washington xác định có liên quan hoặc có khả năng tham gia hoạt động đi ngược lại lợi ích hoặc an ninh quốc gia Mỹ.

Trong số công ty mới bị đưa vào có công ty điện toán lượng tử, công ty bán dẫn cùng vài doanh nghiệp giúp đỡ hoạt động hạt nhân không an toàn của Pakistan.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, một số công ty hỗ trợ các ứng dụng chống tàng hình, chống tàu ngầm cũng như năng lực phá mã hóa, phát triển mã không thể phá của quân đội Trung Quốc.

Vì có tên trong Entity List, số công ty trên không thể tiếp cận nguyên vật liệu và thiết bị từ đối tác Mỹ. Tổ chức/ cá nhân Mỹ phải xin giấy phép từ Cục Công nghiệp - An ninh (BIS, trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ) trước khi xuất khẩu, tái xuất hoặc vận chuyển bất cứ mặt hàng đang chịu kiểm soát thương mại nào cho – phần lớn trường hợp đều bị bác bỏ do rất khó chứng minh việc bán sản phẩm không gây tổn hại đến an ninh quốc gia.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo phát biểu về động thái mở rộng Entity List: “Thương mại toàn cầu nên hỗ trợ hòa bình, thịnh vượng và việc làm trả lương cao, chứ không phải cho rủi ro an ninh quốc gia”. Phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ ra tuyên bố yêu cầu Mỹ ngừng lợi dụng lý do an ninh quốc gia đàn áp doanh nghiệp Trung Quốc.

china.jpg
Entity List không ngừng mở rộng - Ảnh: Bloomberg

Entity List từ thời cựu Tổng thống Donald Trump đến thời đương kim Tổng thống Joe Biden không ngừng mở rộng. Hầu hết đối tượng Trung Quốc thuộc danh sách đều là đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, hàng không, chất bán dẫn, kỹ thuật, vật liệu chế tạo linh kiện công nghệ cao.

Trước đó, giới chức Mỹ còn cấm các nhà đầu tư nước này nắm giữ cổ phần của công ty Trung Quốc có liên hệ với ngành quốc phòng Trung Quốc.

Động thái mới nhất diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden cảm thấy lo ngại trước tiến bộ quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt với lần phóng thử tên lửa siêu thanh mang được đầu đạn hạt nhân mà đối thủ châu Á thực hiện vào mùa hè vừa qua.

Học giả Jacob Stokes thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) vụ thử tên lửa phản ánh cuộc chạy đua công nghệ - quân sự giữa 2 nước.

“Là một phần của cuộc cạnh tranh đó, giới hoạch định chính sách Mỹ cố gắng cắt đứt dòng chảy công nghệ quan trọng đến Trung Quốc thông qua các kênh thương mại”, theo học giả Stokes.

Bài liên quan
Sự quan tâm trên thế giới với 'ô tô điện Trung Quốc' tăng vọt, bỏ lại 'nóng lên toàn cầu' phía sau
Dữ liệu từ Google Trends cho thấy thế giới hứng thú với các loại xe năng lượng sạch mới nhất hơn là những nguyên tắc cao cả đằng sau chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm 12 công ty Trung Quốc bị đưa vào ‘danh sách đen’ của Mỹ