Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP đề xuất nghiên cứu bổ sung các phương án quy hoạch cầu kết nối hai địa phương tại hai vị trí khác để thay thế dự án cầu Cát Lái.

Vì sao TP.HCM không muốn xây cầu nối Đồng Nai ở vị trí phà Cát Lái?

| 18/10/2022, 21:12

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP đề xuất nghiên cứu bổ sung các phương án quy hoạch cầu kết nối hai địa phương tại hai vị trí khác để thay thế dự án cầu Cát Lái.

Năm 2017, Bộ GTVT đề xuất bổ sung quy hoạch cầu thay phà Cát Lái nhằm hình thành tuyến kết nối giao thông trực tiếp giữa khu vực Quận 2 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Tuy nhiên, theo Sở GTVT TP.HCM, với hướng xây dựng cầu Cát Lái mà Bộ GTVT đã đề xuất bổ sung quy hoạch cầu kết nối giữa hai địa phương, khi cầu được xây dựng cần điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định từ 60m lên 77m. Quá trình triển khai dự án sẽ có nguy cơ ùn tắc giao thông trên tuyến, tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác cảng Cát Lái. Đồng thời, vị trí phà Cát Lái cách cầu cảng hiện hữu của cảng Cát Lái chỉ khoảng 100m sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng, không đảm bảo an toàn cho công tác quay tàu, cập tàu khi ra vào cảng.

Ngoài ra, đường nối đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc tuyến vành đai 3 vừa được khởi công sẽ dự kiến nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - vành đai 3. Khi đó, quy mô cầu có thể xem xét điều chỉnh giảm. Đồng thời, trường hợp cầu kết nối huyện Nhơn Trạch được đầu tư sau khi có tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - vành đai 3 sẽ hạn chế ảnh hưởng đến giao thông khu vực nút giao Mỹ Thủy và đường Nguyễn Thị Định.

Để thay thế vị trí xây cầu Cát Lái, trên cơ sở ý kiến của các sở ngành và đơn vị của TP.HCM, Sở GTVT đề xuất bổ sung 2 cầu kết nối gồm: Cầu thứ nhất kết nối tại TP.Thủ Đức với xã Tam An (huyện Long Thành, Đồng Nai). 

Cụ thể, tại huyện Nhơn Trạch sẽ xây dựng cầu với điểm đầu tuyến nằm trên đường trục Bắc Nam, tuyến đi về phía Đông, trùng với đường Hoàng Quốc Việt và vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch.

Tại vị trí này, cầu sẽ tạo ra một trục giao thông mới, song song với cầu Phú Mỹ, từ đó giúp chia sẻ áp lực giao thông với cầu Phú Mỹ hiện hữu, hình thành một trục giao thông kết nối với các tuyến đường trên cao số 1, 2, 3, các trục chính như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng với tỉnh lộ 25C của tỉnh Đồng Nai, đồng thời tạo điều kiện kết nối hai đô thị và hai sân bay là Tân Sơn Nhất và Long Thành, tạo ra trục kết nối liên vùng tạo động lực phát triển khu nam TP.

Với cầu thứ hai kết nối với huyện Long Thành, Sở GTVT TP đề xuất nghiên cứu các phương án kết nối tại TP.Thủ Đức, TP.HCM với xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai theo hướng quy hoạch đường ĐT.777B. 

Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các sở ngành, Sở GTVT sẽ tham mưu UBND TP.HCM lấy ý kiến của Bộ GTVT làm cơ sở chuẩn bị nội dung làm việc giữa hai địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao TP.HCM không muốn xây cầu nối Đồng Nai ở vị trí phà Cát Lái?