Trong bối cảnh chưa tiến hành tiêm chủng toàn dân, Triều Tiên khuyến khích người dân dùng kháng sinh và các biện pháp điều trị COVID-19 tại nhà như uống trà.

Thiếu vắc xin, Triều Tiên khuyến khích trị COVID-19 bằng kháng sinh và trà

Hoàng Vũ | 17/05/2022, 13:52

Trong bối cảnh chưa tiến hành tiêm chủng toàn dân, Triều Tiên khuyến khích người dân dùng kháng sinh và các biện pháp điều trị COVID-19 tại nhà như uống trà.

Reuters dẫn báo cáo của hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết, tổng số người bị sốt trên cả nước đã lên tới gần 1,5 triệu, trong đó hơn 50 người đã tử vong. 

Các nhà chức trách Triều Tiên cho biết phần lớn các trường hợp tử vong ở nước này là do "bất cẩn khi dùng thuốc do thiếu kiến thức về biến thể Omicron", cũng như không áp dụng phương pháp điều trị chính xác.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước hôm 16.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên Kim Hyong-hun cho biết, nước này đã chuyển từ cách ly sang điều trị để xử lý hàng trăm ngàn trường hợp nghi ngờ "sốt" được báo cáo mỗi ngày.

Để điều trị COVID-19 và các triệu chứng tại nhà, truyền thông nhà nước Triều Tiên khuyến khích người bệnh sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như ibuprofen, amoxicillin và các loại kháng sinh. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông nước này còn khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà như súc miệng bằng nước muối, uống trà gừng hoặc các trà thảo mộc khác ba lần một ngày, đồng thời thông gió trong phòng.

"Phương pháp điều trị truyền thống là tốt nhất!", một người phụ nữ nói với các đài truyền hình nhà nước khi chồng cô mô tả việc cho con họ súc miệng bằng nước muối mỗi sáng và tối.

Một người dân Bình Nhưỡng cao tuổi cho hay bà sử dụng trà gừng và thông gió cho căn phòng của mình. "Lần đầu tiên tôi sợ hãi vì COVID-19. Nhưng sau khi nghe theo lời khuyên của bác sĩ và nhận được các phương pháp điều trị thích hợp, mọi chuyện hóa ra không phải là vấn đề lớn", bà nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.

Theo Reuters, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chuyển một số vật tư y tế tới Triều Tiên, nhưng không cho biết các loại thuốc cụ thể. Các nước láng giềng gồm Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã đề xuất hỗ trợ nếu Triều Tiên yêu cầu, nhưng chưa nhận được hồi đáp từ Bình Nhưỡng.

Mặc dù không tuyên bố rằng thuốc kháng sinh và phương pháp điều trị tại nhà sẽ loại bỏ COVID-19, nhưng Triều Tiên có một lịch sử lâu dài trong việc phát triển các phương pháp điều trị chưa được khoa học chứng minh, bao gồm một mũi tiêm làm từ nhân sâm được trồng trong các nguyên tố đất hiếm mà nước này tuyên bố có thể chữa khỏi mọi thứ.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù có số lượng bác sĩ được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm huy động cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, song hệ thống y tế của Triều Tiên lại thiếu nguồn nhân lực và khó có thể chống đỡ nếu dịch bệnh bùng phát mạnh.

Trong một báo cáo hồi tháng 3, một nhà điều tra nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết họ gặp khó khăn bởi "cơ sở hạ tầng, nhân viên y tế, trang thiết bị và thuốc men kém đầu tư, nguồn cung cấp điện không thường xuyên và các cơ sở nước và vệ sinh không đủ".

Kim Myeong-Hee, 40 tuổi, người rời Triều Tiên đến Hàn Quốc vào năm 2003 cho biết, những thiếu sót như vậy khiến nhiều người Triều Tiên phải dựa vào các biện pháp khắc phục tại nhà.

"Ngay cả khi chúng tôi đến bệnh viện, thực sự không có thuốc men. Cũng không có điện nên không thể sử dụng thiết bị y tế", cô nói.

Các biện pháp khắc phục tại nhà đôi khi không thể tránh được thiệt hại về nhân mạng như rong các đợt dịch bệnh vào những năm 1990, Kim nói thêm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 1: Vùng ngọt nhưng… thiếu nước ngọt
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Vùng ĐBSCL hiện đang bước vào cao điểm mùa khô, năm nay, do ảnh hưởng của El Nino khiến cho tình hình hạn hán, sụt lún đất, thiếu nước sinh hoạt trở nên trầm trọng. Có nơi, mặc dù là vùng ngọt quanh năm nhưng lại… thiếu nước ngọt khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiếu vắc xin, Triều Tiên khuyến khích trị COVID-19 bằng kháng sinh và trà