Điều chỉnh ngay những thói quen có thể làm tổn thương não của bạn càng sớm càng tốt để có cơ thể khỏe mạnh toàn diện, trí lực minh mẫn, tinh thần lành mạnh.
Não bộ là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể người. Thế nhưng không ít người biết rằng, chỉ với những thói quen xấu vẫn làm hàng ngày này lại vô tình "tiêu diệt" các tế bào não, khiến ta dễ có nguy cơ bị rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo lắng, đột quỵ, thậm chí là ung thư...
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể đóng góp một phần rất lớn trong việc điều chỉnh và làm dịu hoạt động của não.
Đây là những thói quen sẽ gây hại cho não mà bạn cần loại bỏ ngay lập tức:
Bạn ở trong bóng tối quá nhiều
Nếu bạn không có đủ ánh sáng tự nhiên, bạn có thể bị trầm cảm, và có thể làm chậm bộ não của bạn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ánh sáng mặt trời giúp giữ cho não hoạt động tốt hơn.
Ít vận động
Tập thể dục như đi bộ, làm vườn, chạy, tập tạ… giúp sức khỏe bộ não theo những cách sau:
- Cải thiện sức khỏe của hồi hải mã, phần não liên kết với trí nhớ và học tập
- Tăng tính khả biến thần kinh (neuroplasticity) - thuật ngữ mô tả sự thay đổi bền vững của não bộ trong suốt cuộc đời của một cá nhân khi học và có những trải nghiệm mới
- Tăng cường cho mạch máu dẫn đến máu tuần hoàn tốt hơn, giúp ngăn chặn sự tích tụ mảng bám liên quan đến chứng mất trí nhớ.
- Cải thiện chức năng điều hành, khả năng tổ chức và giải thích thông tin bằng cách thay đổi chất trắng theo hướng giúp các tế bào não kết nối.
Dùng tai nghe với âm thanh quá lớn
Bạn có thể làm hư hại vĩnh viễn thính giác của bạn chỉ trong 30 phút. Nhưng nó không chỉ là tai của bạn: thính giác ở người lớn tuổi có liên quan đến các vấn đề về não, như chứng Alzheimer và mất mô não. Vì vậy, đừng nghe lớn hơn 60% âm lượng tối đa của thiết bị, và đừng nghe liên tục trong vài giờ.
Thiếu tương tác cá nhân
Đối thoại vô cùng có lợi cho bộ não. Quá trình sắp xếp suy nghĩ và cảm xúc rồi chuyển đổi chúng thành ngôn ngữ trong khi hiểu ý nghĩa từ ngữ đến từ người bạn đang nói chuyện là bài tập cho não.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Michigan (Mỹ) đã xác định chỉ cần 10 phút trò chuyện mỗi ngày với người khác đã đủ cải thiện trí nhớ và nhận thức. Mức độ tương tác xã hội cao hơn dẫn đến chức năng nhận thức cao hơn ở tất cả các nhóm tuổi, theo Medium.
Chúng ta đang sống trong thời đại tương tác trực diện dần được thay thế bằng kỹ thuật số. Thiếu tương tác cá nhân không chỉ hạn chế cơ hội tập thể dục não bộ mà còn dẫn đến tỉ lệ cô đơn và trầm cảm cao hơn.
Bạn bỏ lỡ thời gian ngủ
Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân của chứng suy giảm trí nhớ, bao gồm bệnh Alzheimer. Tốt nhất là nên ngủ đủ giấc. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy tránh xa rượu, caffeine, và thiết bị điện tử vào buổi tối, hãy bắt đầu một giấc ngủ nghỉ nhẹ nhàng.
Quỳnh An (t/h)