Ngày 23.2, trong báo cáo mới khuyến nghị lộ trình đưa Việt Nam thành nước thu nhập trung bình cao trong 20 năm tới, Việt Nam được dự đoán sẽ có nửa dân số gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu và GDP bình quân sẽ đạt 7.000 USD/người vào năm 2035.

Thu nhập 7.000 USD/năm, nửa dân số Việt là trung lưu thế giới

Một Thế Giới | 23/02/2016, 21:00

Ngày 23.2, trong báo cáo mới khuyến nghị lộ trình đưa Việt Nam thành nước thu nhập trung bình cao trong 20 năm tới, Việt Nam được dự đoán sẽ có nửa dân số gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu và GDP bình quân sẽ đạt 7.000 USD/người vào năm 2035.

Thông tin này được đưa ra trong khuôn khổ lễ công bố báo cáo Việt Nam 2035 ngày 23.2 tại Hà Nội. Báo cáo do Chính phủ Việt Nam và nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) cùng thực hiện.
Báo cáo đánh giá tầng lớp trung lưu nổi lên nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng ở Việt Nam mang lại thêm một cơ hội lớn. Việt Nam là quốc gia có 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới về số dân. Nền kinh tế với quy mô 200 tỉ USD hiện nay sẽ đạt gần 1.000 tỉ USD vào năm 2035.
GDP, trung luu, dan so, thu nhap, cai cach, WB, bao cao Viet Nam, 2035
Chủ tịch WB Jim Yong Kim chủ trì cuộc họp báo 
Theo Chủ tịch WB Jim Yong Kim, Việt Nam là một tấm gương thành công về phát triển. Từ một trong những nước nghèo nhất, trong 30 năm qua, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức gần 7% và và áp dụng thành công các chương trình mục tiêu giúp hàng chục triệu người thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực.
Báo cáo cũng cho hay, trên nửa số dân dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2035 với mức tiêu dùng 15 USD/ngày hoặc cao hơn (tính theo sức mua tương đương bằng USD năm 2011), so với con số dưới 10% như hiện nay. 
Sự nổi lên của tầng lớp trung lưu vừa mang lại cơ hội, vừa làm thay đổi về kỳ vọng và tạo ra những thách thức mới. Điều này cũng khiến cho thị trường trong nước trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Theo báo cáo đưa ra, nếu thực hiện cải cách, dự báo thu nhập bình quân năm 2035 là 7.000 USD hoặc 18.000 USD tính theo sức mua tương đương. Còn nếu không cải cách, con số thu nhập bình quân chỉ tối đa 4.500 USD hoặc 12.000 USD theo sức mua tương đương. GDP bình quân tăng nhanh là nguyên nhân người dân Việt Nam gia nhập vào tầng lớp trung lưu.
Cũng theo báo cáo đánh giá, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân theo đầu người là 5,5% trong giai đoạn 1990 - 2014 và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 3,8% của các nước có thu nhập trung bình trong cùng thời kỳ. 
Báo cáo cũng đưa một kỳ vọng thấp hơn. Đó là tốc độ tăng trưởng khả thi hơn (nhưng vẫn là tham vọng) ở mức 5%/năm (là tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam 10 năm qua).  Với kỳ vọng này, GDP theo đầu người của Việt nam sẽ đạt 15.000 USD vào năm 2035 và 18.000 USD vào năm 2040. 
Kỳ vọng cao hơn cũng được đưa ra trong báo cáo. Đó là GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 22.000 USD vào năm 2035, tương đương với mức thu nhập của Hàn Quốc năm 2002 hoặc của Malaysia năm 2003. Để đạt được mức này, GDP bình quân đầu người phải có tốc độ tăng trưởng trên 7%/năm.

Theo vị Chủ tịch WB, tăng năng suất lao động nhanh, bảo vệ môi trường, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh tế sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh. Phá bỏ các rào cản với các đối tượng thiệt thòi, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhóm trung lưu đô thị đang già nhanh sẽ giúp Việt Nam giữ vững được thành tích ấn tượng về bình đẳng và hòa nhập xã hội. Cũng theo vị này, báo cáo Việt Nam 2035 thể hiện rõ nét mong muốn của lãnh đạo Việt Nam muốn đưa đất nước trở thành một quốc gia hiện đại, công nghiệp hóa sau một thế hệ.

Phát biểu tại buổi công bố, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn nhưng thử thách cũng không hề nhỏ. "Nếu không cải cách, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức và nguy cơ tụt hậu sẽ xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình", ông Vinh nói.

Trí Lâm

Bài liên quan
Tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam được dự báo tích cực
Dù để đạt mức tăng trưởng tối thiểu 8% là một thách thức không nhỏ, nhưng với những thành tựu kinh tế của năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo tích cực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu nhập 7.000 USD/năm, nửa dân số Việt là trung lưu thế giới