Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng có 3 bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19, sự thành công cuộc chống dịch lần này là của người dân.

Thứ trưởng Bộ Y tế: “Chúng ta rút ra 3 bài học trong công tác chống dịch"

Hồ Quang (thực hiện) | 15/10/2021, 17:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng có 3 bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19, sự thành công cuộc chống dịch lần này là của người dân.

Hiện nay, các đơn vị y tế của tuyến Trung ương và các tỉnh, thành khác đến hỗ trợ TP.HCM đã bắt đầu rút dần, bàn giao lại cho ngành y tế TP.HCM. Riêng các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã thành lập 7 Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID -19 cũng đã rút dần. Mới nhất, trong ngày 15.10, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng đã rút khỏi Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID -19 của bệnh viện này đặt tại quận 7.

thu-truing-bo-y-te-chungta-rut-ra-3-bai-hoc-trong-cong-tac-chong-dich-hinh0anh(1).png
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Ảnh: PV 

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, việc các đơn vị y tế từ các nơi khác đến TP.HCM hỗ trợ đã hơn 4 tháng, việc rút đi để trở về đơn vị cũ của mình làm việc là điều hết sức bình thường. Để làm rõ thêm vấn đề này, PV Một Thế Giới đã có buổi trao đổi với Thứ trưởng.

- Thưa Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, ông đánh giá qua về công tác y tế của TP.HCM thời gian qua?

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Tôi đánh giá rất cao khả năng đáp ứng của y tế TP.HCM. Trong thời gian vừa qua chúng ta có những lúc khó khăn, có lúc dịch bùng phát rất mạnh nhưng y tế TP đã rất nỗ lực, cố gắng, cùng nhau chung vai sát cánh với các lực lực lượng khác để có được kết quả chống dịch hiệu quả như hôm nay. Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp còn có sự hỗ trợ gián tiếp để có thể giúp cho ngành y tế TP có thể đảm đương, phát triển cả về chuyên sâu lẫn hệ thống ty tế cơ sở tại các xã phường.

-Vậy trong thời gian qua công tác hỗ trợ của các địa phương đối với TP.HCM trong việc phòng chống dịch được thực hiện ra sao, thưa thứ trưởng?

- Khi số lượng ca mắc, ca trở nặng và ca tử vong COVID-19 ở TP.HCM ngày càng gia tăng, Bộ Y tế đã tổ chức xây dựng các bệnh viện hồi sức COVID-19 trực thuộc Bộ trên địa bàn TP; đồng thời đưa nhân lực, trang thiết bị y trên khắp mọi miền tổ quốc vào tham gia chống dịch cùng với chính quyền và nhân dân TP.HCM.

Trong thời gian vừa qua đã có 7 trung tâm hồi sức COVID-19 được thành lập trên địa bàn TP. Đến nay, khi TP thực hiện Chỉ thị 18 thì chúng tôi quay trở lại và đánh giá những đóng góp của các đồng nghiệp ở các bệnh viện trung ương, quân đội.

Qua đánh giá cho thấy có một tín hiệu rất đáng mừng, đó là số lượng bệnh nhân mắc COVID-9 ngày càng giảm, đặc biệt số bệnh nhân nặng và nguy kịch đã giảm đi rất nhiều.

Trong ngày 15.10, theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM số ca tử vong do COVID-19 chỉ còn 62 ca, mức thấp nhất trong nhiều tháng qua. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực đóng góp của các đồng nghiệp trên cả nước, nhất là các đội hỗ trợ từ các địa phương đến cùng nhau chung sức với TP.HCM để đạt được kết quả như ngày hôm nay.

- Thứ trưởng đánh giá như thế nào về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại TP.HCM?

- Tình hình dịch bệnh tại TP.HCM luôn được Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 theo dõi sát sao. Theo số liệu thống kê gần đây, số ca mắc đã giảm, thậm chí giảm rất nhiều. Các bệnh viện dã chiến, bệnh viện hồi sức có số bệnh nhân giảm đáng kể, cả bệnh nhân nặng, nguy kịch và tử vong. Chúng tôi hy vọng với việc TP.HCM và một số tỉnh phía Nam thực hiện trạng thái bình thường mới, người dân sẽ tăng cường ý thức phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, ngành y tế TP có những bước chuyển mới, tăng cường hơn về y tế cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ điều trị. Nhân viên y tế cũng được nâng cao năng lực, trình độ để đảm đương được công tác phòng chống dịch tại địa phương.

- Trong 5 tháng chống dịch vừa qua tại TP.HCM, chúng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm nào, thưa thứ trưởng?

- Đối với làn sóng dịch thứ 4 có chủng Delta đã cho chúng ta 3 bài học. Bài học đầu tiên là sự vào cuộc hết sức quyết liệt của Tổng bí thư, Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, đặc biệt là hệ thống y tế và các lực lượng hỗ trợ quân đội, công an đã tập trung một nguồn lực hết sức lớn tại TP.HCM.

Trong thời gian qua đã có hơn 300.000 lượt người vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch để giúp TP thực hiện việc giãn cách xã hội.

Bài học thứ 2 là chúng ta thực hiện xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện đúng chỉ đạo của Thử tướng là đi trước đón đầu sự lây lan của virút biến chủng Delta này.

Bài học thứ 3 là ý thức của người dân, đây là bài học hết sức quan trọng. Người dân đã được tăng cường nhận thức về chủng vi rút Delta, tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương và trung ương. Chỉ đạo này đã được Thủ tướng thể hiện rất rõ qua chiến lược “lấy xã phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ”. Sự thành công cuộc chống dịch lần này là của người dân.

Tại TP.HCM đã triển khai việc cách ly F0 dựa vào cộng đồng. Việc tiếp cận y tế, gói an sinh xã hội ở tại nhà cũng đã thực hiện hết sức thành công.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã thử nghiệm được nhiều thuốc mới để có thể giảm bớt triệu chứng nặng cho người bệnh. Đây là những thành công mà tôi rất tâm đắc trong việc chống dịch tại TP.HCM trong thời gian vừa qua.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ Y tế: “Chúng ta rút ra 3 bài học trong công tác chống dịch"