Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế sẽ cùng TP.HCM và các đơn vị liên quan xử lý hài hòa các quyền lợi của anh em, để đạt một mục tiêu hết sức thiêng liêng, đó là chiến thắng đại dịch COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Chưa có kế hoạch rút bất kỳ nhân sự nào ra khỏi TP.HCM

PV | 10/09/2021, 06:34

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế sẽ cùng TP.HCM và các đơn vị liên quan xử lý hài hòa các quyền lợi của anh em, để đạt một mục tiêu hết sức thiêng liêng, đó là chiến thắng đại dịch COVID-19.

Ngày 9.9, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch do BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCMtổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP.HCM đã cung cấp các thông tin liên quan đến công tác phòng, chống dịch, cũng như chăm lo về mặt tinh thần của các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

Trả lời tại cuộc họp báo về tình trạng một số nhân viên y tế tuyến đầu làm việc trong điện kiện khó khăn, thiếu thốn, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, dịch COVID-19 tại TP.HCM diễn ra hết sức phức tạp, khó lường, thành phố đã huy động gần 20.000 cán bộ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, lượng F0 tăng lên rất nhanh, Bộ Y tế đã kịp thời huy động các lực lượng từ các cơ sở y tế, bệnh viện, các địa phương và bệnh viện tư nhân tham gia công cuộc phòng chống dịch COVID-19 trong hơn 100 ngày qua.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện lực lượng đến chi viện chống dịch tại TP.HCM đang tham gia vào các phân tầng điều trị, lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng tại TP.HCM. "Đây là sự huy động nhân sự y tế rất lớn trong ngành y tế, và lớn nhất từ trước tới nay", Thứ trưởng khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: "Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, ngoài sự phân công, điều động thì những chiến sĩ áo trắng còn có tinh thần tự nguyện, tâm huyết và mong muốn hỗ trợ người dân TP.HCM vượt qua đại dịch COVID-19".

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc ở TP.HCM với sự tham gia của hàng nghìn người hỗ trợ, ở đâu đó có lúc không giải quyết hết các mong mỏi của đồng nghiệp, là ngoài mong muốn của ngành y tế.

"Chúng tôi luôn cố gắng hài hòa mọi quyền lợi của anh em vì một điều thiêng liêng là cùng nhau vượt qua đại dịch", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.

Để người dân TP.HCM an tâm hơn nữa, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế chưa có kế hoạch rút bất kỳ nhân sự nào ra khỏi TP.HCM, ít nhất là từ nay đến 15.9.

Nếu những đơn vị nào yêu cầu chuyển đổi nhân sự thì Bộ Y tế phải có những kế hoạch thay đổi nhân sự "gối đầu" để đảm bảo cơ chế đồng bộ trong công việc. "Người dân TP.HCM yên tâm, lực lượng y tế đã vào là sẽ làm hết trách nhiệm", Thứ trưởng khẳng định.

Về nhân lực tham gia phòng, chống dịch, theo ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, tính đến nay có trên 177.300 người, trong đó, tiếp nhận trên 24.000 người từ các Bộ ngành tăng cường, hỗ trợ. Bên cạnh đó, TP cũng đã cử 312 tổ công tác với trên 1.300 cán bộ, công chức, viên chức xuống tăng cường, hỗ trợ cho TP Thủ Đức và các quận, huyện tham gia phòng, chống dịch, trong đó lực lượng chủ yếu là lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành. 

BV Trung ương Thái Nguyên cử cán bộ luân phiên vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch

Ngày 9.9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tổ chức Lễ ra quân tiễn đoàn cán bộ y tế luân phiên hỗ trợ tâm dịch TP.HCM.

Tham gia Lễ xuất quân lần này có 33 cán bộ y tế (13 bác sĩ và 20 điều dưỡng) đổi quân hỗ trợ các đồng nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ tại TP.HCM.

Trước đó, ngày 13.7, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cũng đã chi viện cho tâm dịch TP.HCM 79 cán bộ y tế, thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện quận Gò Vấp.

Tiếp đó, ngày 11.8, Bệnh viện đã cử 130 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục vụ cho hoạt động của Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện đặt tại tỉnh Long An.

Với 150 giường bệnh, Trung tâm là tuyến cuối tại Long An và các tỉnh lân cận, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch và chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh trong các khu vực được phân công. (Theo SK&ĐS)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Chưa có kế hoạch rút bất kỳ nhân sự nào ra khỏi TP.HCM