Đại biểu quốc hội cho rằng từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng xác định cải cách thể chế tạo động lực phát triển, song "thủ tục hành chính vẫn là cỗ xe ì ạch".
Thị trường và chính sách

Thủ tục hành chính vẫn là cỗ xe ì ạch

Lam Thanh 06/06/2024 14:53

Đại biểu quốc hội cho rằng từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng xác định cải cách thể chế tạo động lực phát triển, song "thủ tục hành chính vẫn là cỗ xe ì ạch".

Dồn dập chất vấn, đủ mọi vấn đề nóng

Tại phiên chất vấn sáng nay 6.6, các đại biểu cho biết thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành đã rất quyết liệt, có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Các đại biểu đề nghị Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết việc tổ chức, thực thi kịp thời các giải pháp đã đề ra có thách thức nào hay không?

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị Phó thủ tướng Hà cho biết giải pháp tiếp tục ổn định thị trường vàng và thị trường tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát.

Theo ông Hòa, hiện nay cử tri rất quan tâm vấn đề này, mong muốn Phó thủ tướng Hà cho biết thêm về cung cầu vàng hiện nay để người dân yên tâm, đồng thời chia sẻ thông tin về việc ngân hàng chỉ có bán mà không có mua, tình trạng này kéo dài đến bao giờ...

qh-1.jpeg
Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định), trong thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực kiểm soát chặt chẽ lạm phát, tuy nhiên áp lực điều hành lạm phát vẫn còn rất lớn, nhất là thời gian tới thực hiện triển khai cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024 đang tới gần.

Đại biểu Hoa đề nghị Phó thủ tướng Hà cho biết định hướng, công tác điều hành giá trong thời gian tới để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) chất vấn, từ ngày đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng xác định cải cách thể chế tạo động lực phát triển, song "thủ tục hành chính vẫn là cỗ xe ì ạch".

Ông Minh đề nghị Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết các điểm nhấn và ưu tiên cải cách thế chế trong thời gian tới?

Chống đùn đẩy trách nhiệm

Trả lời các đại biểu, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết trong nhiệm kỳ này Chính phủ có nhiều chính sách giảm thủ tục hành chính, lớn nhất là kiện toàn cơ quan quản lý, giảm được phần lớn các tổng cục. "Giảm bao nhiêu cơ quan trung gian là giảm bấy nhiêu thủ tục hành chính", ông Hà nói.

Chính phủ đã họp trực tuyến, giải quyết thủ tục trực tuyến, đề ra mục tiêu giải quyết thủ tục trực tuyến trên cấp độ 4. Nhà nước đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cải cách bộ máy con người. Ngoài ra, Thủ tướng đã yêu cầu cắt giảm tuyệt đối các thủ tục, hướng tới việc nhiều bộ thủ tục trong một dự án hiện nay sẽ được tích hợp trong một bộ thủ tục.

Về nội dung liên quan câu hỏi của đại biểu Phan Đức Hiếu, Phó thủ tướng cho biết hiện nay đã có nhiều giải pháp được đề ra.

Giải pháp thứ nhất về vấn đề thể chế, Chính phủ sẽ sớm đưa các văn bản pháp lý liên quan vào. Giải pháp thứ hai về tổ chức thực hiện, về trách nhiệm cụ thể khi gắn với các chủ thể trong quản lý. Giải pháp thứ ba về chống đùn đẩy, tức là các văn bản pháp luật phải rõ ràng trách nhiệm, cụ thể trách nhiệm.

qh-2.jpeg
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội

Trong phần nói về các nhiệm vụ, giải pháp trong điều hành kinh tế vĩ mô, Phó thủ tướng Hà cho biết Chính phủ sẽ tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế, khơi thông các nguồn lực, lành mạnh hóa các thị trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Ngoài ra, chính phủ có cơ chế đánh giá cán bộ dựa trên kết quả, sản phẩm cụ thể, gắn với đánh giá thực chất, với đào tạo, quy hoạch bổ nhiệm và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ; báo cáo Quốc hội cho phép có hiệu lực sớm đối với các luật liên quan nhiều đến những tắc nghẽn trong huy động nguồn lực.

Chính phủ cũng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, hiệu quả, linh hoạt, kịp thời, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Ngoài ra, Phó thủ tướng Hà cho biết chính phủ cũng yêu cầu phát huy tiềm năng, củng cố và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống qua thúc đẩy đầu tư công, các dự án hạ tầng, dự án động lực thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng trong nước…

Chính phủ cũng đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo sự ủng hộ, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, khôi phục niềm tin, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, hỗ trợ hình thành các lĩnh vực kinh tế mới, các hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Kiểm soát lạm phát thế nào trong bối cảnh tăng lương?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Thị Phương Hoa về kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình sẽ tăng lương, biến động chuỗi cung ứng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói vấn đề mà đại biểu Hoa nêu rất chính xác vì trong bối cảnh hiện nay, lạm phát liên quan nhiều đến các mặt hàng thiết yếu.

anh-man-hinh-2024-06-06-luc-11.46.26.png
Đai biểu Mai Thị Phương Hoa chất vấn

“Việt Nam có nền kinh tế mở nên chúng ta nhập khẩu khá nhiều vật tư, nguyên liệu, điều này phụ thuộc vào thị trường thế giới. Trong khi chúng ta đang thực hiện các gói kích cầu và thực hiện tăng lương, điều này là nguyên nhân dẫn đến biến động và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát được chỉ số lạm phát mà Quốc hội cho phép”, ông Hà nói.

Phó thủ tướng Hà nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong đảm bảo sản xuất, cung ứng, lưu thông và phân phối để đảm bảo các mặt hàng mà Chính phủ kiểm soát và quản lý về giá được điều chỉnh với lộ trình phù hợp.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, với sự điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và phòng chống lạm phát, điều chỉnh, kết hợp một cách hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thì hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đã có 193 lượt đại biểu quốc hội phát biểu (trong đó 162 lượt đại biểu chất vấn, 31 lượt đại biểu tranh luận); còn 160 đại biểu đã đăng ký nhưng do hết thời gian, chưa được phát biểu, đề nghị các vị đại biểu quốc hội gửi câu hỏi đến các thành viên chính phủ bằng văn bản theo quy định.

Các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các vị đại biểu quốc hội quan tâm; tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội.

Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng. Các đại biểu quốc hội qua thực tiễn hoạt động của mình đã nắm chắc tình hình, nghiên cứu kỹ các báo cáo, nêu câu hỏi, cũng như tranh luận ngắn gọn, rõ ràng, thiết thực, đi thẳng vào các vấn đề; nội dung các câu hỏi cơ bản thuộc nội dung, phạm vi chất vấn.

Qua quá trình chất vấn, các đại biểu quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp, với mong muốn Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục có các giải pháp phù hợp, quyết liệt, hiệu quả hơn, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng nhiều lần nghẹn ngào xúc động khi nói đến cảnh mất mát, tang thương do bão lũ
22 phút trước Sự kiện
Sáng 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 về các giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tục hành chính vẫn là cỗ xe ì ạch