Sáng 16.4, Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với TP.HCM, tháo gỡ nhiều khó khăn

Tú Viên | 16/04/2023, 11:00

Sáng 16.4, Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

thu-tuong-5.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM sáng 16.4 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong quý 1/2023, UBND TP tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến và đạt một số kết quả tích cực, thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng. Trong đó, 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng khá. Thu ngân sách nhà nước đạt 26,6% dự toán năm. Số lao động được giải quyết việc và số chỗ việc làm mới tăng nhẹ so với cùng kỳ. Ngành du lịch tiếp tục duy trì phát triển và đạt mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và số lượng khách.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố rất thấp; thị trường bất động sản, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, nợ xấu ngân hàng và áp lực đáo hạn trái phiếu có xu hướng tăng; doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm lao động và khó khăn hơn về đơn hàng, nguồn vốn; sức mua của người tiêu dùng giảm. Có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm; số vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới giảm và số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng so với cùng kỳ.

Việc giải ngân vốn đầu tư công thấp (đạt 4%); tiến độ và nội dung giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp của các sở, ban, ngành chưa đạt yêu cầu; việc sắp xếp tổ chức bộ máy một vài tổ chức và tiến độ kiện toàn các tổ công tác liên ngành còn chậm…

z4267149027514_8454ce12e1c24fca3944a649687deb21.jpg
Thủ tướng khảo sát dự án nút giao An Phú chiều 15.4 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu định hướng buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ ở nhiệm kỳ này đã nhiều lần làm việc với TP. Lần gần nhất là hồi tháng 11.2022 về nội dung liên quan đến công tác giải ngân đầu tư công.

Thủ tướng điểm qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường, đã ảnh hưởng trực tiếp kinh tế trong nước, trong đó có TP.HCM. Trong nước, suốt thời gian dài phải gồng mình chống dịch, kinh tế dần suy yếu. Sau khi tập trung vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế lại chịu sự biến động trong thị trường bất động sản, thị trường lao động và nhiều ngành, nhiều lĩnh vực...

"Hậu quả thì không phải 1, 2 ngày là giải quyết được. Chúng ta cần đánh giá lại để tìm nhiệm vụ, giải pháp phù hợp. Những yếu tố khách quan, chủ quan đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế cả nước nói chung và TP nói riêng. Từ thực tiễn đó, chúng ta có nhiệm vụ, giải pháp thế nào để kịp thời, chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả", Thủ tướng cho hay.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách, nghị quyết, nghị định, thông tư... Buổi làm việc cũng nhằm nắm bắt xem thực tiễn tại TP.HCM trong công tác quản lý điều hành về kinh tế - xã hội như thế nào, vướng mắc về pháp lý đã được tháo gỡ đến đâu

"Những chính sách của Chính phủ đã vào TP.HCM được chưa, vào đến mức độ nào rồi, có hiệu quả không thì phải xem xét. Chính sách đã đi vào cuộc sống chưa, quá trình thực hiện có vướng mắc gì; sự phối hợp giữa TP với các bộ ngành cần rút kinh nghiệm cái gì, thúc đẩy cái gì", Thủ tướng định hướng và nhấn mạnh TP.HCM là địa phương có sự tác động lớn đến kinh tế cả nước.

Nếu kinh tế TP.HCM làm tăng trưởng tốt sẽ lan tỏa đến cả nước. TP.HCM khó khăn thì cả nước cũng sẽ gặp khó. Sau buổi làm việc này, Thường trực Chính phủ sẽ có kết luận để TP thực hiện. Nếu trong quý 2 vẫn còn vướng mắc những nội dung cũ, Thủ tướng nói sẽ phải làm việc tiếp cùng nhau để tiếp tục tháo gỡ.

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với TP.HCM, tháo gỡ nhiều khó khăn