Sáng 3.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đi khảo sát thực tế và nghe báo cáo tình hình về các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát các dự án giao thông trọng điểm ở Bình Dương

P.V | 03/12/2022, 14:08

Sáng 3.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đi khảo sát thực tế và nghe báo cáo tình hình về các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đầu tiên, Thủ tướng khảo sát và nghe báo cáo về dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước). UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện.

vgp.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nghe báo cáo tuyến đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành - Ảnh: Nhật Bắc

Khi được triển khai, đây sẽ là dự án cao tốc đầu tiên kết nối ba địa phương là TP.HCM, Bình Dương và Bình Phước. Dự án có tổng chiều dài 69km, từ nút giao Gò Dưa - TP.HCM đến Quốc lộ 14 - tỉnh Bình Phước. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài 1,65 km, đoạn qua Bình Dương dài 60,25 km (đã đầu tư 14,5 km với quy mô 6-8 làn xe) và đoạn qua Bình Phước dài 7 km (chưa đầu tư).

Thủ tướng cũng khảo sát, nghe báo cáo về tuyến đường sắt Bàu Bàng (Bình Dương) - Thị Vải, Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu); quy hoạch tuyến Metro Suối Tiên - TP mới Bình Dương - Bàu Bàng; điều chỉnh vị trí quy hoạch ga An Bình và ga Dĩ An.

Theo lộ trình, tuyến đường sắt ở giai đoạn 1 kéo dài 1,8km từ ga Suối Tiên về ga nút giao Bình Thắng (hình thức đầu tư vận hành theo hướng tỉnh Bình Dương đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM quản lý). Giai đoạn 2 và 3 kéo dài 25,2 km từ thành phố Dĩ An về ga trung tâm thành phố mới Bình Dương.

Ngoài ra, Bình Dương đang nghiên cứu tổng thể, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép để tiếp tục đề xuất dự án.

Về tình hình triển khai các dự án đường sắt liên kết vùng, Bình Dương kiến nghị đầu tư dự án kéo dài tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên, từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng, TP.Dĩ An bằng nguồn vốn ODA.

Với tuyến Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bình Dương, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16.6.2022. Chính phủ đã có nghị quyết xác định rõ tiến độ triển khai các nội dung công việc. Theo đó, phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 30.6.2023 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31.12.2023; 30.6.2026 hoàn thành.

Tỉnh Bình Dương hiện có 2 dự án thành phần: Dự án thành phần đầu tư xây dựng dài 11,43km, tổng mức đầu tư khoảng 5.752 tỉ đồng. Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có tổng mức đầu tư khoảng 13.528 tỉ đồng.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng nghe báo cáo về tuyến đường Hồ Chí Minh và Khu công nghiệp Bàu Bàng; tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cũng trong sáng 3.12, Thủ tướng đã đến kiểm tra, khảo sát dự án Bệnh viện Đa khoa Bình Dương mới tại TP.Thủ Dầu Một, quy mô 1.500 giường với vốn đầu tư gần 2.300 tỉ đồng từ ngân sách địa phương.

Bài liên quan
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tiến độ thi công cao tốc tại Sóc Trăng
Trong chuyến khảo sát tiến độ thi công các tuyến cao tốc trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long, sáng 20.11, đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà làm trưởng đoàn đã đến khảo sát tiến độ thi công dự án thành phần 4, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát các dự án giao thông trọng điểm ở Bình Dương