Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Các vấn đề đại biểu quan tâm là hướng xử lý đối với các dự án nghìn tỉ thua lỗ, công tác cán bộ, Hiệp định TPP…

Thủ tướng: 'Sẽ không để vụ tham nhũng nào chìm xuồng'

Trí Lâm | 17/11/2016, 14:19

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Các vấn đề đại biểu quan tâm là hướng xử lý đối với các dự án nghìn tỉ thua lỗ, công tác cán bộ, Hiệp định TPP…

Không dùng thuế của dân bù lỗ

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) cho rằng, báo cáo Chính phủ đề cập tình trạng tài sản công sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Chính phủ có giải pháp gì để khắc phục?Chính phủ báo cáo Quốc hội về 5 dự án thua lỗ lớn, Thủ tướng cho biết quan điểm xử lý đối với các dự án này?

Thủ tướng cho hay, vấn đề sử dụng tài sản công, đất đai tài nguyên, trụ sở, phương tiện còn nhiều lãng phí. Chính phủ có chỉ thị và đang thảo luận luật về vấn đề này. Chúng tôi có giải pháp như hệ thống tiêu chuẩn, định mức, công khai minh bạch để người dân biết. Khoán kinh phí, khoán xe công. Đơn vị nào, cơ quan nào để lãng phí tài sản công, người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm. Các cơ quan dân cử sẽ giám sát việc sử dụng tài sản công.

Nói về 5 nhà máy thua lỗ lớn, Thủ tướng thông tin, các dự án thua lỗ lớn, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội. Chúng ta không sử dụng tiền thuế của dân để bù chocác dự án thua lỗ này. Tinh thần là cắt lỗ, nếu không sử dụng được thì bán, thậm chí cho phá sản. Không để các dự án thua lỗ này là gánh nặng của nền kinh tế. Chính phủ sẽ xem xét cụ thể để sử dụng những tài sản đó một cách tốt nhất và sẽ báo cáo Quốc hội kết quả xử lý trong thời gian tới.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Lê Quân về việc nợ xấu như cục máu đông tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và Hiệp định thương mại TPP có thể không nhận được sự đồng thuận của tổng thống mới đắc cử Mỹ và đảng Cộng hòa, Thủ tướng cho biết, về nợ xấu, theo thống kê sổ sách kế toán chưa đầy đủ, chưa gồm nợ trong VAMC, nợ xấu tại các ngân hàng mua lại 0 đồng.

Đây là vấn đề bức xúc. Thời gian tới cần có khung thể chế pháp lý cho VAMC; kiểm soát chặt chẽ, không để phát sinh nợ xấu mới, kiểm soát đặc biệt với ngân hàng 0 đồng và cần giải pháp đồng bộ hơn để nợ xấu minh bạch.

“Có thể dùng tiền tươi thóc thật xử lý nợ. Chúng tôi đang xây dựng một đề án về xử lý nợ xấu”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho biết sẽ tính toán đầy đủ và báo cáo Quốc hội các giải pháp căn cơ về nợ xấu mà như đại biểu nói là còn cao, khung pháp lý (để xử lý) chưa đồng bộ. Thời gian tới sẽ tập trung thu hồi nợ, xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã có chủ trương từ lâu nhưng chưa đạt như mong muốn, thực hiện phải công khai minh bạch, tránh lợi ích nhóm, tập trung nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh.

Thủ tướng cũngcho rằng có ý kiến cho rằng nợ công đang tăng nhanh vượt trần cho phép, Thủ tướng khẳng định thời gian tới sẽ kiểm soát chặt việc vay và sử dụng các khoản vay, tiếp tục cơ cấu nợ công theo hướng giảm rủi ro, giảm chi phí vay vốn, công khai thông tin về nợ công.

Quan hệ với Mỹ sẽ ngày càng tốt đẹp

Về diễn biến bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh hưởng đến Hiệp định TPP như thế nào, người đứng đầu Chính phủ cho hay, VIệt Nam đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết tham gia TPP và sẵn sàng trình Quốc hội khi phù hợp. Mỹ đã tuyên bố dừng TPP nên chưa đủ điều kiện để Chính phủtrình Quốc hội vấn đề này.

Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định tham gia TPP thì rất tốt nhưng không tham gia thì Việt Nam vẫn còn nhiều hiệp ước kinh tế khác đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Về cộng đồng ASEAN, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã thể hiện là thành viên chủ động, tích cực. Đây là thị trường lớn thứ 3 sau EU, Mỹ, vì vậy việc trao đổi hợp tác trong thời gian tới rất quan trọng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác toàn diện với khu vực này, đặc biệt khắc phục điểm yếu xuất khẩu sangASEAN. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, doanh nghiệp chủ động hơn trong phát triển thị trường tiềm năngASEANtrên cơ sở chính sách cởi mở của Chính phủ.

Về quan hệ với Mỹ, chúng ta có 10 cơ chế quan hệ với Mỹ như giáo dục, y tế, sông Mekong, rà phá bom mìn... Đảng và Nhà nước thực hiện chủ trương đa phương hóa, quan hệ với các nước là bạn, chúng ta sẵn sàng hợp tác với Mỹ trên tinh thần độc lập, không phương hại lẫn nhau.

“Tôi tin quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ thời gian tới sẽ ngày càng tốt đẹp” -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Vụ nào "chìm xuồng" cứ báo Quốc hội

Nêu câu hỏi với Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm thẳng thắn: Trong thời gian vừa qua, kết quả phòng, chống tham nhũng chưa được như mong muốn. Thủ tướng cho biết kết quả phòng chống tham nhũngchưa đạt là do Chính phủchưa phối hợp hiệu quả với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân trong giám sát. Tôi muốn Chính phủcó cơ chế đủ mạnh, phát huy vai trò của nhân dân đúng tầm hơn. Xin hỏi ý kiến Thủ tướng về vấn đề này?

Đại biểu Dương Trung Quốc đặt hai câu hỏi cho Thủ tướng. Thứ nhất là hiện tượngphạt nhưng cho tồn tại, biết là làm sai nhưng cơ quan công quyền chỉ thu về khoản phạt khiêm nhường, nhưng tư túi thì rất lớn.Thủ tướng sẽ làm gì để ngăn chặn việc phạt và cho tồn tại?

Thứ hai làvấn đề từ chức, bên cạnh việc nghiêm khắc loại trừ thoái hóa thì cũng tạo hành lang pháp lý để cho những người liêm chính nhưng hạn chế năng lực được từ chức? Thủ tướng cóbiện pháp gì?

Trong nội dung giải trình trước Quốc hội, Thủ tướng cho rằng cần phải nghiên cứu trường hợp nào 2 thẻ vàng 1 thẻ đỏ, trường hợp nào thì 1 thẻ đỏ luôn. Cần phải nghiêm túc trong việc xử lý sai phạm, không có bao che.

Về văn hóa từ chức thì Thủ tướng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến này. Có nhiều trường hợp do sức khỏe, tuổi tác, gia đình không thể đảm đương công việc thì nên xây dựng văn hóa từ chức trong điều kiện cụ thể. Xây dựng văn hóa từ chức là cần thiết.

Về vấn đề tham nhũng, Thủ tướng cho biết, cần phải xây dựng thể chế không có kẽ hở để tham nhũng. Phải làm cho cán bộ không dám, không thể, không muốntham nhũng, thể chế phải thể hiện được điều này.

Cùng với đó, Thủ tướng cho rằng cần cải cách hành chính không còn cơ chế xin cho, đặc biệt ở một số lĩnh vực dễ phát sính tham nhũng, cần nghiêm minh xử lý các vụ việc tham nhũng, tăng cường kiểm soát quyền lực của cán bộ. Đồng thời quan tâm đến đời sống của người trong bộ máy, phối hợp tốt hơn nữa vai trò của nhân dân, báo chí và các đoàn thể, tổ chức phòng, chống tham nhũng.

Về câu hỏi của đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) về việc xử lý các vụ việc nghiệm trọng nhưng có dấu hiệu “chìm xuồng”. Thủ tướng khẳng định sẽ không có vụ nào khi phát hiện mà sẽ “chìm xuồng”, vụ nào chìm xuồng thì đại biểu cứ báo ra Quốc hội, chúng tôi sẽ xử lý.

Thủ tướng cũng nhìn nhận, chúng ta đã rất quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác này nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu. Như các vị đại biểu Quốc hội và cử tri đã nêu, tham nhũng còn phổ biến và nghiêm trọng.

Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng. Tập trung hoàn thiện thể chế; kiểm soát quyền lực; xóa bỏ cơ chế xin cho; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công khai minh bạch; làm tốt công tác kiểm soát thu nhập; thay đổi văn hóa sử dụng tiền mặt, chuyển mạnh sang thanh toán qua tài khoản.

Ngăn chặn, loại bỏ lợi ích nhóm, nhất là trong những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: đầu tư công, tài sản công, cổ phần hóa DNNN, các dự án BT, BOT, đất đai, tài nguyên... và trong công tác cán bộ. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Xóa bỏ tư duy cuối nhiệm kỳ, không có vùng cấm trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Chúng ta đã có Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng tinh thần tiết kiệm chưa cao; lãng phí trong bộ máy nhà nước và trong xã hội vẫn còn rất nghiêm trọng. Cần phải thay đổi văn hóa trong thực hành tiết kiệm của từng cán bộ, công chức và trong toàn xã hội. Cần phải quản lý chặt chẽ chi tiêu NSNN, mua sắm và sử dụng tài sản công, xe ô-tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước...

Về quy trình bổ nhiệm cán bộ, Thủ tướng cho rằngquy trình đã xây dựng cơ bản có những cái tốt, tuy nhiên rất cần bổ sung những chỗ còn sơ hở. Công tác cán bộ sẽ được cải cách theo hướng minh bạch, phát hiện cán bộ từ cơ sở, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh qua thi cử, bầu cử, đánh giá công khai, minh bạch cán bộ. Cái gốc là vấn đề cán bộ nên thời gian tới cần thực hiện công tác cán bộ thực tế hơn.

Về xử lý cán bộ thoái hóa, biến chất, Thủ tướng khẳng định kiên quyết xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực, quyết tâm loại bỏ cán bộ hư hỏng, thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy.

Hoàng Long
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn tại Ninh Thuận
Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trước tình hình nắng nóng, hạn hán đang diễn ra gay gắt, trưa 28.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát tình hình nắng hạn tại huyện Ninh Sơn; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: 'Sẽ không để vụ tham nhũng nào chìm xuồng'