Một thăm dò hồi tháng 6 cho thấy 53 % dân Thái muốn ông Prayuth làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ. Vẫn theo Japan Times, dù sức tăng trưởng kinh tế của Thái Lan kém hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, sự chống đối đã giảm nhiều, các thăm dò cũng cho thấy người ủng hộ Thủ tướng Prayuth đang chào đón sự ổn định từ sau cuộc đảo chính.

Thủ tướng Thái Lan lái máy cày ghi điểm với nông dân

Trần Trí | 25/09/2017, 17:11

Một thăm dò hồi tháng 6 cho thấy 53 % dân Thái muốn ông Prayuth làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ. Vẫn theo Japan Times, dù sức tăng trưởng kinh tế của Thái Lan kém hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, sự chống đối đã giảm nhiều, các thăm dò cũng cho thấy người ủng hộ Thủ tướng Prayuth đang chào đón sự ổn định từ sau cuộc đảo chính.

Ngày 25.9, Thủ tướng Thái LanPrayuth đã láimáy cày trên một ruộng bùn ở tỉnh Suphan Buri (cách thủ đô Bangkok 100 km về phía bắc) hồi tuần trước.Theo báoJapan Times,động thái này được ghi nhận là một cách ông Prayuth Chan-ocha chinh phục thiện cảm người nghèo trong kế hoạch tiếp tục nắm quyền lực.

Sau đó, ông Prayuth, 63 tuổi, nói với dân làng: “Tôi không đến đây để buộc đồng bào mến yêu tôi, nhưng tôi muốn tất cả đồng bào yêu tổ quốc”.

Tiếp đó, một nông dân nói Thủ tướng Prayuth nên nắm quyền trong 10 năm tới. Nhà nông Samruay Tongprafet, 60 tuổi, nói: “Nếu Thủ tướng có thể thật sự giúp người nghèo thì ông muốn làm lãnh đạo bao lâu là tùy ông ấy”.

Những chuyến Thủ tướng đi thăm nông dân ở các miền quê, cùng việc ông lập một tài khoản Facebook mớivà những nhóm chính trị tỏ bày sự ủng hộđã khiến có sự nghi ngờ, phải chăng đang có một kế hoạch giữ ông Prayuth ở vị trí quyền lựcdù đã có lời từ lâu là sẽ tổ chức bầu cử trong năm 2018.

Thủ lĩnh đảng đối lập Pheu Thai (thường trúng cử cho đến khi bà Yingluck mất chức) là ông Chaturon Chaisang, nói: “Chắc chắn ông ấy đi vận động các tỉnh để chuẩn bị lại trở thành thủ tướng”.

Văn phòng Thủ tướng từ chối bình luận về kế hoạch giúp ông giữ quyền lực.

Theo Japan Times, sinh hoạt chính trị ở Thái Lan đã tạm ngưng sau khi tướng Prayuth chỉ huy quân đội thực hiện vụ đảo chính, lật đổ chính quyền của bà Yingluck Shinawatra hồi năm 2014.

Chính trị Thái Lan chỉ hoạt động trở lại từ tháng 10 tới, sau lễ hỏa táng nhà Vua Bhumibol Adulyadej (băng hà hồi tháng 10.2016) và lễ đăng quang của con ông, Vua Maha Vajiralongkorn.

3 năm trước, ông Prayuth chỉ có 2 chuyến du hành khỏi thủ đô Bangkok. Từ tháng 8, vị Thủ tướng đã đi thăm 6 tỉnh, gồm những vùng từng được xem là “chiến địa” quan trọng của những cuộc bầu cử. Nay, mỗi tháng sẽ có một chuyến đi tỉnh của ông và các thành viên chính phủ.

Thitinan Pongsudhirak, chủ nhiệm Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (ở đại học Chulalongkorn) nói về những dấu hiệu Thủ tướng muốn duy trì quyền lực: “Những chuyến đi tỉnh là để ông ấy thể hiện mình là một chính khách, họp nội các ở các tỉnh, tổ chức gặp gỡ, giao lưu với người dân”.

Hồi tháng 8, Thủ tướng Prayuth lập một trang facebook, đăng nhiều ảnh ông bước đi, bá vai một nhà nông và cả hình ảnh ông cúi lạy các nhà sư. Hiện face này có gần 11.000 lượt like.

Một thăm dò hồi tháng 6cho thấy 53 % dân Thái muốn ông Prayuth làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ. Vẫn theo Japan Times, dù sức tăng trưởng kinh tế của Thái Lan kém hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, sự chống đối đã giảm nhiều, các thăm dò cũng cho thấy người ủng hộ Thủ tướng Prayuth đang chào đón sự ổn định từ sau cuộc đảo chính.

Nhưng sự bình yên này có kéo dài hay không lại là một câu hỏi khác, sau 10 năm mâu thuẫn giữa hai phe Áo Vàng và Áo Đỏ, vốn đã khiến Tướng Prayuth thực hiện cuộc đảo chính để dẹp tan.

Áo Vàng là đảng Dân chủ, có uy tín với cử tri thuộc giai cấp trung lưu, có sự ủng hộ mạnh ở Bangkok và các vùng nam Thái Lan.

Áo Đỏ là tổ chức của Thủ tướng Thaksin Shinawatra (anh ruột bà Yingluck) và thu hút được cử tri nghèo ở vùng đông bắc Thái Lan. Áo Đỏ đã mất biểu tượng là bà Yingluck, người đã bỏ trốn khỏi Thái Lan trước khi có phán quyết trong một phiên tòa xử tội tham nhũng.

Dù hai đảng chính chưa sẵn sàng ủng hộ ông Prayuth, các đảng nhỏ đang vận động sự ủng hộ ông: Paiboon Nititawan đã lập đảng Nhân dân cải cách, trong khi bạn học ở trường quân sự của ông Prayuth, Suchart Chantharachotikul nói ông đang điều phối các đảng nhỏ để lập một tổ chức chung nhằm ủng hộ vị cựu tướng.

Suchart nói: “Chính phủ quân sự của Prayuth không hoàn hảo, nhưng họ xử lý được những vấn nạn, ví dụ sự nổi loạn. Nếu ông ấy nắm quyền thêm 4 năm nữa thì sẽ không là chuyện lạ”.

Theo Japan Times, Thủ tướng Prayuth thích sáng tác tình cavà trong các tác phẩm, ông có bóng gió về một tương lai chính trị lâu dài. Ca khúc mới nhất do ông sáng tác có tựa Cô dâu, nhắc lại một thông điệp rằng ông sẽ cố gắng “trụ lâu” để đưa Thái Lan vượt qua mọi rắc rối.

Về mặt kỹ thuật, Thủ tướng Prayuth không thể ra tranh cử vì ông cần phải từ chức từ tháng 7, nhưng một Hiến pháp mới theo yêu cầu của chính quyền quân sự cầm quyền sẽ mở đường cho ông được chọn là “Thủ tướng bên ngoài”.

Hiến pháp mới chọn thuật ngữ nàyđể đề phòng đảng thắng cử không có đủ số phiếu dành cho ứng viên của đảng ở Hạ viện Thái Lan (500 ghế).

Khi xảy ra trường hợp này, quân đội sẽ chọn 250 người cho Thượng viện. Nhưng ông Prayuth vẫn cần có sự ủng hộ của ít nhất một nửa số thành viên Hạ viện.

Vĩnh Thụy (theo Japan Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
2 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Thái Lan lái máy cày ghi điểm với nông dân