Thực thi chính sách ở Việt Nam “cứ sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng” và tùy tâm trạng của người thực thi. Vô hình trung là miếng đất cực kỳ màu mỡ cho thanh kiểm tra và là nguồn gốc của những rủi ro, phạm vi tuân thủ luật pháp ở Việt Nam”, ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Thực thi chính sách “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”, tùy vào tâm trạng cán bộ

19/11/2019, 12:45

Thực thi chính sách ở Việt Nam “cứ sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng” và tùy tâm trạng của người thực thi. Vô hình trung là miếng đất cực kỳ màu mỡ cho thanh kiểm tra và là nguồn gốc của những rủi ro, phạm vi tuân thủ luật pháp ở Việt Nam”, ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Ảnh: Internet

Tại hội thảo 20 năm Luật doanh nghiệp: Thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách diễn ra ngày 18.11, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế trung ương cho hay, như cố Thủ tướng Phan Văn khải đã nói, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 đã thổi một làn gió mới vào môi trường kinh doanh Việt Nam. Có những người so sánh sự thành công của luật này như là "khoán 10" trong kinh tế.

Theo chuyên gia này, luật doanh nghiệp có nhiều phiên bản, đó là Luật Công ty năm 1990, là luật đầu tiên thừa nhận sự tồn tại về mặt pháp lý khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Lúc đó, quyền kinh doanh là của nhà nước, người dân không được quyền kinh doanh, muốn kinh doanh phải có giấy phép.

Còn Luật Doanh nghiệp 1999 thiết lập một cơ chế khác, với ẩn ý chuyển từ quyền kinh doanh của Nhà nước sang của người dân. Người dân muốn kinh doanh chỉ cần đăng ký, không cần phải xin phép như trước. Cơ quan đăng ký không có quyền yêu cầu nộp bất cứ hồ sơ nào ngoài những thứ được quy định. Điều này chỉ riêng mình Luật Doanh nghiệp có.

Tuy nhiên, ông Cung cho rằng 4 đời luật (1991, 2000, 2005, 2014) đã bảo vệ được quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp, tăng mức độ an toàn trong kinh doanh và giảm bớt rủi ro từ chính sách, thể chế, pháp luật.

Tuy nhiên, ông Cung cũng chỉ ra rằng một số ngành nghề vẫn áp dụng nguyên tắc “positive list” để kiểm soát, làm hạn chế đáng kể quyền tự do kinh doanh, nhất là dịch vụ pháp lý, dịch vụ tài chính, ngân hàng và dịch vụ khác.

“Theo nguyên tắc “positive list”, doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh những thứ mà cơ quan nhà nước cho phép, còn những thứ không cho phép thì không được quyền kinh doanh. Đây là một trong những điều làm hạn chế những mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ mới trong thời đại 4.0. So với Trung Quốc, chúng ta không bắt kịp về kinh tế số và dịch vụ số, những hạn chế trong dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài chính của chúng ta một phần là do cách tiếp cận ‘positive list’”, ông Cung nói.

Theo ông Cung, quyền tự do kinh doanh còn bị hạn chế bởi các quy hoạch bất hợp lý của các ngành, địa phương. Bên cạnh đó, quyền tự do kinh doanh mới chỉ chủ yếu trong phạm vi “kinh doanh cái gì” còn kinh doanh như thế nào, kinh doanh bao nhiêu… thì vẫn còn để ngỏ.

Về độ an toàn và giảm rủi ro trong kinh doanh, so với trước đây ông Cung cho rằng đã có cải thiện. Tuy nhiên, cảm nhận qua thu thập thông tin, khảo sát, xem xét cách thức soạn thảo, thực thi luật pháp thì đầu tư kinh doanh vẫn chưa an toàn, rủi ro chính sách, pháp luật và thực thi còn cao và phức tạp.

Theo chuyên gia này, tuân thủ đúng luật pháp (kinh doanh) ở Việt Nam là một thách thức, trong bối cảnh mỗi năm có khoảng 20 luật được Quốc hội ban hành, ngoài ra khoảng 100 nghị định, 600-700 thông tư và các công văn điều hành (riêng Văn phòng Chính phủ mỗi năm ban hành 3.500-4.000 công văn). Như vậy 1 luật có đến cả trăm thông tư, ngoài ra là công văn điều hành lấy ý kiến hướng dẫn thông tư. Do đó, luật có thể không đổi, nhưng nghị định có thể thay đổi được.

“Thông tư được các bộ ban hành hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền của họ, cho nên 1 vấn đề có thể có 3-4 Bộ hướng dẫn và nhiều khi đúng với Bộ này thì sai với Bộ khác, đúng với thông tư này thì sai với thông tư khác. Đôi khi hướng dẫn thi hành là sự tùy ý. Thực thi chính sách ở Việt Nam “cứ sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng” và tùy tâm trạng của người thực thi. Vô hình trung là miếng đất cực kỳ màu mỡ cho thanh kiểm tra và là nguồn gốc của những rủi ro, phạm vi tuân thủ luật pháp ở Việt Nam”, ông Cung nhấn mạnh.

Nhìn lại quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh ở thời điểm hiện tại, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thừa nhận cải cách đang chững lại, mô hình Tổ công tác của thủ tướng về cắt giảm điều kiện kinh doanh không thành công.

“Mô hình các tổ công tác về cắt giảm điều kiện kinh doanh hiện nay không thành công bởi quy định Thủ tướng bổ nhiệm phải là thứ trưởng trở nên. Còn các tổ công tác trong Bộ hoặc giữa các Bộ với nhau là do Bộ trưởng bổ nhiệm. Mà cái gì cũng qua Bộ trưởng cũng trở nên bị méo mó nhiều. Nếu không thoát được quan điểm và cách xử lý hành chính như này thì khó có thành công như tổ thi hành luật doanh nghiệp”, ông Cung nói.

Về vấn đề giải pháp, ông Cung cho biết: “Hiện nếu muốn sửa đổi Luật nào, muốn cắt giảm điều kiện kinh doanh thì phải trông vào trí tuệ bên ngoài, chứ đừng trông vào các Bộ. Ngay bản thân tôi cũng không được trọng dụng để góp ý vào sửa đổi Luật dù rất gắn bó với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư”.

Thêm vào đó, ông Cung cho rằng, cơ quan xây dựng chính sách và cơ quan thực thi pháp luật phải là hai cơ quan khác nhau chứ cứ giao cho các bộ soạn thảo chính sách như bây giờ thì việc cài cắm lợi ích là điều không thể tránh khỏi.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực thi chính sách “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”, tùy vào tâm trạng cán bộ